Cách điều trị sang chấn tâm lý cho bé chứng kiến mẹ bị giết

Sau khi phải chứng kiến cảnh tượng mẹ bị kẻ lạ mặt chém chết tại chỗ , bé trai con của chị Nguyễn Thị Chinh (27 tuổi, ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vẫn đang trong trạng thái hoảng loạn. Hiện bé vẫn tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình.

Hiện trường nơi người phụ nữ bị chém. Ảnh: Hoàng Lam.

Hiện trường nơi người phụ nữ bị chém. Ảnh: Hoàng Lam.

PGS.TS, bác sĩ cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, cho hay di chứng về tâm lý, tâm thần chắc chắn xảy ra đối với con trai chị Chinh - người duy nhất chứng kiến cảnh mẹ bị giết.

Bé có thể gặp phản ứng stress cấp - một rối loạn nhất thời, rất trầm trọng. Người bệnh bị bất động hoặc kích động trong một vài giây, vài ngày hoặc vài tháng.

Nếu vượt quá ngưỡng chịu đựng, người bệnh sẽ có hành vi không thể kiểm soát, luôn nhớ đi nhớ lại chi tiết khủng khiếp đã chứng kiến và dễ dẫn đến hành động tự sát vì quá hoảng loạn và đau đớn.

Người bệnh có biểu hiện tách rời khỏi với những người khác, sống cô lập, không đáp ứng với môi trường xung quanh. Họ mất đi sự thích thú, thường tránh né dai dẳng các hoạt động và các hoàn cảnh gợi lại sang chấn. Đôi khi, họ có cảm giác tê cứng, cùn mòn cảm xúc, xảy ra cơn sợ hãi cấp tính, bi quan, có cơn hoảng sợ do bị kích thích làm đột ngột nhớ lại hoặc diễn lại sang chấn.

Ngoài ra, họ có thể bị rối loạn thần kinh thực vật, thường có trạng thái tăng động quá mức, tăng cảm giác, tăng phản ứng giật mình và mất ngủ.

Ở mức nhẹ hơn bé có thể gặp tình trạng rối loạn stress, kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng. Bác sĩ Đức khuyến cáo: “Chứng kiến toàn bộ bi kịch là tổn thương lớn, chấn động rất mạnh đối với một đứa trẻ 9 tuổi. Con cần được chẩn đoán và điều trị về mặt tâm thần để phân định các mức độ khác nhau. Những sang chấn này nếu không được điều trị sẽ sinh ra nhiều bệnh khác hoặc gây tổn thương các cơ quan khác”.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc an thần, thuốc trầm cảm, thuốc ngủ hoặc điều trị tâm lý.

Bác sĩ Đức cũng cho rằng sự việc này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của đứa bé. Điều người nhà cần làm ngay với cháu bé là chăm sóc, quan tâm, tuyệt đối không gợi lại việc cháu chứng kiến tai nạn của mẹ, hướng con đến các hoạt động khác để sớm quên đi nỗi đau.

* Tên nạn nhân đã được thay đổi

Theo Zing

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget