tháng 1 2017

Tết đòi đi chơi cưỡi ngựa

Căn nhà của anh Nguyễn Văn Nam (35 tuổi) trong xóm nhỏ ở ấp An Thới, xã Hội An, huyện Chợ Mới (An Giang) luôn vang lên tiếng cười trong trẻo, tiếng bập bẹ của bé Huy. Anh Nam nhìn Huy tươi cười chạy loi choi nghịch mà niềm vui tràn trên ánh mắt. Chốc lát cháu lại gần cha líu lo đòi đi cưỡi ngựa.

Anh Nam nói, đang vào xuân, nên có nhiều trò chơi cho trẻ em tổ chức ở vùng quê. Mấy ngày tết, anh Nam đưa Huy đi chơi trò chơi cưỡi ngựa đu quay nên cậu bé thích lắm. Năm rồi, Huy cũng cưỡi ngựa đu quay nhưng chưa biết nói nên không đòi, còn lúc này cháu biết nói nên chiều tối nào cũng cứ đòi “cưỡi ngựa đi ba, cưỡi ngựa đi ba”.

Anh Nam hạnh phúc bên con trai Ảnh: THANH DŨNG

Anh Nam hạnh phúc bên con trai Ảnh: THANH DŨNG

Huy khá gầy nhưng rất hiếu động. Chân phải đeo chân giả nhưng cậu bé không lúc nào ngồi yên. Huy lúc thì chạy tập tễnh sút bóng, lúc leo lên giường ngủ nghịch phá, lúc leo lên bàn ghế lý lắc… Tuy mê chơi nhưng Huy “cảnh giác” cao độ, thấy người lạ vào nhà, cầm máy quay hay máy chụp hình chụp là chú bé khóc thét, la hét inh ỏi và giấu mặt không cho chụp.

Anh Nam giải thích, không hiểu sao gần đây cháu rất sợ chụp hình, quay phim, muốn chụp được hình phải đợi cháu mê chơi rồi chụp lén nếu không cháu khóc ồ ồ lên. Anh Nam nhẩm tính, đến nay Huy đã được 28 tháng tuổi, đợi cháu cứng cáp anh sẽ gửi vào nhà trẻ gần nhà.

Huy chơi đùa cùng một chị hàng xóm trong sân nhà Ảnh:THANH DŨNG

Huy chơi đùa cùng một chị hàng xóm trong sân nhà Ảnh:THANH DŨNG

Mê đá banh, đua xe

Cổng rào nhà anh Nam lúc nào cũng đóng kín để đề phòng Huy mê chơi chạy ra ngoài đường.

Quả thật cháu rất mê chơi, thấy các bé hàng xóm chơi đùa là Huy đạp cổng, đòi ra ngoài chơi. Thấy chị hai là Nguyễn Thị Kim Huyền (8 tuổi) lấy xe đạp đi mua bánh kẹo, cậu bé lại khóc thét lên đòi đi chơi nhao nhao. Anh Nam chỉ chân giả của con phân trần: “Suốt ngày phải giữ cháu, leo trèo nghịch ngợm như con khỉ. Huy đi đứng được nhưng không vững như trẻ khác nên lúc chạy đùa nghịch với bạn cùng lứa trên nền đất cháu hay vấp ngã, té đau…”.

Cậu bé rất mê chơi đá bóng ẢNH: THANH DŨNG

Cậu bé rất mê chơi đá bóng ẢNH: THANH DŨNG

Thế mà, cháu bé lại rất thích chơi đá bóng, đua xe.

Thấy chị Huyền về, Huy lại nhảy loai choai mừng rơn, ép chị chơi đá bóng. Khi Huy sút bóng, chị Huyền không bắt kịp, cậu bé lại cười khằng khặc. Còn khi đá bóng chui xuống gầm giường, Huy lại la ré lên chỉ cho chị vào lượm. Đó là do đeo chân giả nên Huy bò trườn rất khó.

Chơi đá bóng chán, Huy lại bắt chị Huyền làm bò cho cưỡi, rồi hai chị em chơi chúc tết. Một lúc sau lại chán, cu cậu lại chạy ra sân nhà chơi đua xe, đẩy xe với các chị hàng xóm.

Huy rất thích đá bóng, đua xe nên trong nhà anh Nam lúc nào cũng để sẵn vài trái bóng nhựa hay chiếc xe con con cho Huy leo lên chạy.

“Huy được như ngày hôm nay cũng là do được nhiều người quan tâm, ủng hộ tui và cháu cả về vật chất lẫn tinh thần”, anh Nam xúc động nói.

Mang chân giả đi đứng khó khăn nhưng lúc nào Huy cũng hiếu động leo trèo, chạy nhảy

Mang chân giả đi đứng khó khăn nhưng lúc nào Huy cũng hiếu động leo trèo, chạy nhảy

Cậu bé cũng thích lái xe

Cậu bé cũng thích lái xe

Hai chị em vui tươi chơi đùa ngày Tết. Huy bắt chị Hai làm bò cưỡi Ảnh: THANH DŨNG

Hai chị em vui tươi chơi đùa ngày Tết. Huy bắt chị Hai làm bò cưỡi Ảnh: THANH DŨNG

Thoát chết kỳ tích

Cháu Huy là kỳ tích của sự sống. Trước đó, ngày 25/10/2014, anh Nam chạy xe gắn máy chở vợ là Nguyễn Thị Kim Ngọc đến bệnh viện sinh con. Trên đường đi, cả hai đã bị xe bồn trộn bê tông đâm phải. Tai nạn xảy ra làm chị Ngọc tử vong tại chỗ, thai nhi là cháu Huy nằm trong bụng mẹ đã bị ép văng ra ngoài và gẫy dập nát chân phải. Anh Nam cũng bị thương, mất chân phải.

Sau đó, bé Huy được đưa lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cấp cứu. Các bác sĩ điều trị tích cực, hồi sức cho Huy. Các nhà hảo tâm các nơi đã gửi tiền đóng góp giúp gia đình cháu Huy hàng tỉ đồng.

Tài xế xe bồn sau đó bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù. Khi ra tòa, phía bị hại đã xin Hội đồng xét xử giảm án cho tài xế, đồng thời tặng gia đình tài xế 10 triệu đồng.

Theo Thanh Dũng

Thanh Niên

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Trụ Trì Thích Chơn Phương những viên xá lợi Phật.

Trụ Trì Thích Chơn Phương những viên xá lợi Phật.

Hữu duyên thiên định

Chúng tôi có duyên kì ngộ với ngôi cổ tự Viên Đình vào tiết trời chớm Đông. Ngôi chùa nằm sát ngay làng Đào Xá – cái nôi của nghề chế tác đàn nổi tiếng khắp miền Bắc. Khép mình bên hàng cây bồ đề đại thụ, hướng mặt ra cánh đồng rộng mênh mông bát ngát, ngôi chùa càng trở nên thơ mộng với nét thanh tịnh vốn có.

Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân vào khu nội tự là hàng cây xanh mát với hai dải đèn lồng màu đỏ thắm được treo đối xứng ngay phía cổng. Chùa Viên Đình không mang dáng vẻ uy nghi sơn son thiếp vàng mà trầm mặc tự tại, nhẹ nhàng khoác trên mình một màu rêu phong, cổ kính.

Dẫn chúng tôi đi thăm khuôn viên chùa, Đại đức Thích Chơn Phương, Trụ trì chùa Viên Đình chia sẻ: “Chùa Viên Đình được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của thời Lý có lịch sử gắn liền với hai cây duối đại thụ và quả chuông cổ, đây được gọi là hai linh vật quý báu của ngôi chùa”.

Theo lời kể của Đại đức Thích Chơn Phương, hai cây duối có niên đại hàng ngàn năm, trước khi có chùa đã có cây. Vào thời nhà Lý, nhà vua thường đích thân vi hành đến các vùng quê để tìm thế đất dựng chùa. Khi đến vùng đất này, nhà vua đặc biệt chú ý đến hai cây duối có thế rồng rất đẹp lại được dân làng kể lại tích truyện lạ về chúng: Nhân duyên của hai cây duối đại thụ này được dân gian ghép thành “duối chồng” và “duối vợ”. Tuy đứng cách nhau chừng mươi thước, nhưng lại cùng tỏa bóng xanh mát bốn mùa, xúm xít nhau rất tình cảm. Cây duối vợ phải hai người ôm mới xuể, có rất nhiều các rễ cây con quấn quýt, còn cây duối chồng ngay thẳng vươn tít lên cao.

Chính vì dáng đẹp và gợi cảm về một mái ấm gia đình của hai cây duối đã làm vua Lý cảm động, nên ngài quyết định cho đặt nền móng để dựng chùa Viên Đình và sắc phong cho chúng là “Thần mộc hộ quốc”. Lại thấy hai cây duối có dáng dấp hình rồng uy phong nên sau khi nhà vua cùng dân làng phát tâm bồ đề xây dựng xong, ngôi chùa lấy tên là “Tổ đình Vĩnh Long”.

Ý trời tiền định, một lần khác nhà vua lại có dịp ghé thăm làng. Thấy ngôi chùa có phong thủy, hai giếng trời đối xứng hai bên như cặp mắt rồng, nhà vua cảm thấy linh thiêng lạ thường nên cho lính đúc tặng chùa một quả chuông đồng lớn, nặng khoảng 2 tấn. Ngài còn tự tay viết nên một bài thơ để cho các nghệ nhân khắc thành chữ, lưu lại cho đến nay, cùng với các họa tiết đời Lý. Hiện chuông đồng vẫn được lưu giữ cẩn thận trong một tháp chuông làm bằng gỗ lim cũng đã hàng ngàn năm tuổi. Điểm đặc biệt này càng tạo thêm dáng vẻ huyền bí cho ngôi chùa thanh tịnh ngay bên cánh đồng làng Kẹo (nay là thôn Viên Đình).

Tồn tại trường kỳ cùng với thời gian, Tổ đình Vĩnh Long đã trải qua nhiều đời Tổ sư. Năm 2002, Đại đức Thích Chơn Phương được cử về làm trụ trì tại chùa. Và cũng từ đây, mối lương duyên giữa ngôi chùa cổ với những hạt Xá lợi được cho là hiện thân của đức Phật, thánh tăng... bắt đầu kết tụ.

Mãn nhãn 30 bảo tháp Xá lợi Phật

Các bảo tháp chứa Xá lợi Phật. Ảnh: Cao Tuân

Các bảo tháp chứa Xá lợi Phật. Ảnh: Cao Tuân

“Người đầu tiên giao duyên về những viên ngọc Xá lợi với ngôi chùa này là Hòa thượng Thích Huyền Diệu, người đầu tiên xây chùa Việt Nam ở Ấn Độ. Năm 2003, tôi có chuyến hành hương thăm đất Phật và may mắn gặp Ngài. Nghe kể về chùa Viên Đình, Ngài đã tỏ ý sẽ phát tâm cúng dường tặng ngọc Xá lợi với mong muốn mang ơn phước đến cho dân làng. Sau đó, tôi xây bảo tháp và nghinh đón Ngọc xá lợi về chiêm bái”, Đại đức Thích Chơn Phương nhớ lại.

Bắt đầu từ đó, trên con đường đi giao lưu văn hóa và Phật giáo với các nước bạn, nhiều nước đã rất ngưỡng mộ văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Phật giáo, xin cúng dường Xá lợi Phật về chùa như: Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Myanmar, Mỹ, Thái Lan, Đài Loan. Cho đến thời điểm hiện tại, chùa Viên Đình đã có hơn 30 bảo tháp Xá lợi Phật do 7 Trung tâm Phật giáo trên thế giới 8 lần cúng dường và 9 lần được nghinh đón. Trong số xá lợi chùa hiện có, có cả Xá lợi máu, Xá lợi não, Xá lợi xương, Xá lợi tóc...

“Vinh dự nhất cho chùa là được Hòa thượng Thích Huyền Diệu phát tâm cung tiến một viên Xá lợi của chính Đức Thích Ca Mâu Ni. Đó là một trong những viên Xá lợi hiếm hoi được thỉnh từ Nepal và là một trong 8.400 báu thân của Đức Thích Ca Mâu Ni sau khi ngài nhập diệt. Ngoài ra, chùa còn vinh dự được Đức Tăng thống Mianmar và Công chúa Thái Lan nhiều lần đến thăm Tổ đình và cúng dường Xá lợi Phật và Thánh Tăng. Lần gần đây nhất là tháng 9/2016, Đức tăng Thống đã thỉnh Xá lợi da Phật về đây. Tất cả những Xá lợi của chùa Viên Đình đều được các bậc cao nhân tự tâm cung tiến. Đó có lẽ là cái vinh dự và là phước duyên của ngôi đại tự linh thiêng này”, Trụ trì chùa Viên Đình xúc động nói.

Xá lợi được lưu trữ trong các Toà bảo tháp chùa Viên Đình có nhiều hoa văn, hoạ tiết cũng như các hình dáng khác nhau tùy thuộc văn hóa đạo Phật ở từng nước. Tại đây, có 30 bảo tháp và mỗi tháp có đến hàng trăm Xá lợi to nhỏ khác nhau, từ Xá lợi máu, hay Xá lợi tóc, Xá lợi xương... của các vị cao tăng Phật pháp được các chùa từ 8 nước tặng riêng cho nhà chùa. Chính vì thế mà chùa Viên Đình ở Đông Lỗ đã được Trung tâm Kỷ lục Việt Nam tôn vinh là ngôi chùa có nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam.

Theo chia sẻ của Đại đức Thích Chơn Phương, Xá lợi có tiếng Phạn là Sarira, là những hạt nhỏ được hình thành sau khi thân thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các bậc cao tăng. Tương truyền, Xá lợi Phật sau lễ trà tỳ (hoả táng) được đựng trong những hộp nhỏ được trang trí rất công phu và có giá trị. Giáo hội tăng già lúc bấy giờ đem phân phát cho các nhà vua và các chùa trong cõi Ấn Độ để suy tôn, lễ bái.Vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, Đại đế A Dục Vương, một triều đại hưng thịnh bậc nhất của Vương quốc Ấn Độ lúc đó đã cho xây dựng vô số cảnh tháp để tôn thờ các di tích. Nhờ vào đó, Xá lợi Phật và các đại Đệ tử mới có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền qua nhiều nước theo Đạo phật ngày nay. Có thể nói, ngọc Xá lợi chính là các báu vật của thế giới Phật giáo.

Xá lợi - Báu vật của thế giới Phật giáo

Đại đức Thích Chơn Phương chia sẻ: “Với người thường, sau khi thiêu xác chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã. Nhưng với người có công phu tu hành gìn giữ giới luật, công năng tu tập thiền quán cao thâm thì sau lễ hỏa thiêu phần di cốt sẽ kết tinh thành những viên có hình thể hơi tròn, cứng, lớn nhỏ khác nhau. Xá lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Ở Việt Nam, chỉ duy nhất chùa Viên Đình ở Đông Lỗ có một viên ngọc Xá lợi của chính Đức Thích Ca Mâu Ni. Hàng năm cứ đến ngày 20/10, đúng 5h30 sáng, Trụ trì chùa sẽ hạ các bảo tháp chứa Xá lợi xuống để cho chúng sinh được cung bái, chiêm ngưỡng. Nếu ai được thỉnh Xá lợi một lần thì đó được coi là điều vô cùng may mắn như chính bản thân mình được đặt chân lên cõi Phật. Tích xưa để lại, nơi nào có Xá lợi Phật ngự, nơi ấy sẽ mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no. Phước điền của Phật sẽ tỏa ra muôn nơi diệt trừ cái ác, gieo mầm cái thiện”.

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Triệu chứng của mãn dục nam thường không rầm rộ, điển hình mà rất trầm lắng, khiễn người bệnh dễ nghĩ đến bệnh khác. Khi bị mãn dục nam, không ít cánh mày râu chọn cách bỏ qua hoặc cam chịu vì nghĩ đó là do tuổi tác. Thế nhưng, không chỉ ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối”, mãn dục nam còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc, sự năng động, sáng tạo...của phái mạnh.

Triệu chứng điển hình

Ở Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể nào đánh giá tỷ lệ mãn dục ở nam giới. Theo Hội Niệu khoa ở Châu Âu, khoảng 13,8% đàn ông bị mãn dục. Trong đó, 89% không tìm được nguyên nhân cụ thể. Tần suất mãn dục nam tăng theo tuổi, cứ 100 người từ độ tuổi 40-49, có 4 người bị mãn dục; ở độ tuổi 60-67, cứ 100 người, có tới 10 người bị mãn dục. Đây là một con số không hề nhỏ nhưng lâu nay chưa được người bệnh và thậm chí bác sĩ chú ý.

Trong khi hầu hết chị em phụ nữ có thể nhận biết thời kỳ mãn dục của mình thì ở nam giới, việc nhận biết hiện tượng mãn dục khó khăn hơn. Nguyên nhân là do nồng độ testosterone của nam giới suy giảm sau độ tuổi 30 và giảm dần theo sự tăng lên của độ tuổi nên không có sự bùng phát như ở nữ giới.

 Mãn dục nam ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tâm lý và chất lượng sống của nam giới

Mãn dục nam ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tâm lý và chất lượng sống của nam giới

Triệu chứng để nhận biết hiện tượng mãn dục nam không điển hình và thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Không phải tất cả nam giới đều có triệu chứng giống nhau và có mức độ nặng, nhẹ như nhau. Một số triệu chứng gợi ý giup nhận biết hiện tượng mãn dục nam là: rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, giảm tập trung khi làm việc, dễ buồn ngủ, khó kiểm soát cảm xúc, tràm cảm, phản xạ kém, đột ngột béo phì, loãng xương...

Điều trị dễ dàng

Mãn dục nam không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tâm lý và chất lượng sống của bệnh nhân. Testosterone là hormone sinh dục nam, có vai trò kích thích hoạt động cơ quan sinh dục, tăng ham muốn và kích thích tinh hoàn sinh tinh. Lượng testosterone giảm sút thì đồng thời các chức năng “đàn ông” cũng bị suy giảm theo.

Khi nam giới ở độ tuổi từ 40 trở đi mà các triệu chứng nêu trên, cần nghĩ đến việc tầm soát testosterone trong máu. Đây có thể là biểu hiện của hiện tượng mãn dục nam. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định lượng testosterone trong máu, rối loạn lipid máu, đái tháo đường... để phát hiện mãn dục nam do giảm testosterone hay do bệnh lý khác. Khi xác định được hiện tượng suy giảm testosterone, sau điều trị, bệnh nhân sẽ mau chóng phục hồi sức khỏe. để phòng tránh hiện tượng mãn dục nam sớm, nam giới nên duy trì lối sống lành mạnh. Chế độ ăn uống cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻ dai và duy trì khả năng sinh lý. Tập thể dục đều đặn, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ...cũng là những cách tăng cường sức khỏe, tránh mãn sớm. Một yếu tố quan trọng không kém là không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM, cho biết: “Phát hiện và chẩn đoán mãn dục nam không dễ vì triệu chứng của bệnh không điển hình, diễn tiến âm thầm khiến bệnh nhân nghĩ đế bệnh nội khoa khác. Nhiều bệnh nhân đi khám sức khỏe tổng quát về tim, phổi, thận... đều không phát hiện bất thường nhưng vẫn thấy mệt mỏi cả ngày, không muốn làm việc gì. Đến khi khám tại khoa Nam học, bệnh nhân mới biết nguyên nhân là do suy giảm testosteronr-mãn dục nam”. Nếu xác định nguyên nhân là suy giảm testosrone, việc điều trị mãn dục nam khá dễ dàng, chỉ cần dùng thuốc thêm để cung cấp thêm testosterone (khi bệnh nhân không có bệnh lý tuyến tiền liệt). Sau khi điều trị, các rối loạn sẽ nhanh chóng biế mất.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức cũng chia sẻ, gần đây, ông khám cho một bệnh nhân 55 tuổi bị mãn dục nam. Bệnh nhân kể, thời gian gần đây, bệnh nhân hay mệt mỏi, buồn ngủ, kém tập trung nên hiệu quả công việc giảm sút. Bệnh nhân cũng không còn ham muốn chuyện vợ chồng, mặc dù vợ đang ở tuổi hồi xuân. Ban đầu, bệnh nhân nghĩ, có thể do áp lực làm việc căng thẳng, stress nên mới xảy ra hiện tượng như vậy. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm testosterone trong máu bác sĩ kết luận bệnh nhân bị mãn dục nam. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức chia sẻ thêm, sau hai tháng điều trị, bổ sung testosterone, khi tái khám, bệnh nhân này đã vui mừng cho biết: sức khỏe tiến triển tốt, không còn những hiện tượng như trên và thậm chí đã khỏe lại như hồi 45 tuổi.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức (Trưởng khoa tiết niệu, bệnh viện Đại học Y Dược,TP.HCM) cho biết, tiêu chuẩn để xác định mãn dục nam là khi lượng testosterone trong máu hạ thấp dưới mức tiêu chuẩn (bình thường là 10-35 nanomol/lít). Nhằm phát hiện tình trạng mãn dục nam, nam giới ở độ tuổi 50 nếu có các triệu chứng gợi ý hiện tượng này nên đến khám ở các khoa nam học để được kiểm tra nồng độ nội tiết tố nam trong huyết thanh.

Quỳnh Chi

Anh Nguyên và chị Lưu khi còn ở nhà thuê chật chội thì ít xảy ra mâu thuẫn. 4 năm sau ngày cưới, khi được vay ưu đãi mua căn hộ chung cư, họ lại liên tục bất hoà. Người chồng thấy cuộc sống tẻ nhạt vì bất đồng quan điểm về tài chính và mâu thuẫn ngày càng bị "đẩy ra xa" nên từng viết đơn ly dị. Tuy nhiên, anh đã rút đơn khi thấy vợ có thay đổi.

Mối quan hệ của hai người sau thời gian đầu êm thấm lại bắt đầu bùng lên mâu thuẫn cũ. Sau một lần cãi vã rồi xảy ra xô xát, đầu năm 2015 chị Lưu bỏ nhà, thuê phòng trọ sống một mình và giấu chồng địa chỉ. Ở nhà, anh Nguyên nộp đơn lên TAND huyện Gia Lâm xin ly hôn.

Nhiều lần gửi giấy về căn hộ chung cư (nơi tạm trú) đề nghị chị Lưu đến làm thủ tục song không thấy được thực hiện, toà án xử ly hôn vắng mặt người vợ. Đầu năm 2016, anh Nguyên thành "người tự do" và ít tháng sau cưới vợ mới.

Chị Lưu khi hay tin qua người hàng xóm đã lập tức kháng cáo với lý do vẫn còn tình cảm với chồng, muốn níu kéo cuộc hôn nhân.

Tại phiên phúc thẩm do TAND Hà Nội mở vào ngày giáp Tết nguyên đán 2017, chị bảo hai người không có mâu thuẫn gì lớn. Chị luôn yêu thương chồng nhưng không hiểu sao hay bị anh tìm cớ gây sự để đánh đập. Sợ tính vũ phu của chồng nên chị muốn lánh mặt một thời gian để anh bình tâm lại, nào ngờ "mất chồng".

Anh Nguyên thì ngược lại với vợ khi cho rằng tình cảm hai người đã cạn. Kết hôn gần chục năm mà không có con, anh và gia đình đã đầu tư tiền bạc, thời gian để chạy chữa nhưng không thấy chuyển biến. Anh đánh giá vợ không chịu khó làm việc, công việc gì cũng cho là không “tử tế”.

Anh nêu quan điểm không muốn hoà giải để cứu vãn cuộc hôn nhân này, trong khi chị Lưu một mực nhắc đi nhắc lại vẫn thủy chung, thương yêu chồng. Thẩm phán hỏi cách "nỗ lực hàn gắn tình cảm" song chị đều không trả lời thẳng mà liên tục nói vẫn còn yêu chồng. "Khi có mâu thuẫn chị đã làm gì để giải quyết? Trong lúc bỏ nhà ra đi, chị có liên lạc nhằm hàn gắn hôn nhân? Là phụ nữ có học thức, khi bị bạo hành chị có biết đến đâu nhờ trợ giúp không?", toà hỏi."

Tòa cũng hỏi anh Nguyên "có thấy trách nhiệm của mình trong mâu thuẫn gia đình và việc vợ không có công việc ổn định không?". Anh khá ngạc nhiên rồi cho hay, chỉ là công chức bình thường nên không đủ quan hệ để xin cho vợ một công việc mà theo chị phải là “tử tế”.

Do không thể hoà giải được tại toà, TAND Hà Nội tuyên chấp nhận một phần đơn kháng cáo của chị Lưu, sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu xin ly hôn của anh Nguyên. Cấp phúc thẩm cho rằng việc TAND huyện Gia Lâm chấp nhận yêu cầu ly hôn của anh Nguyên là có căn cứ vì tình cảm vợ chồng đã không còn. Tuy nhiên vì vắng mặt nên việc hòa giải giữa hai người chưa diễn ra khiến chị Lưu còn chưa thỏa mãn. TAND Hà Nội quyết định giao cho cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu để chị có cơ hội hòa giải với chồng..

Sau phán quyết này, chị Lưu tươi cười bước ra khỏi phòng xử, không một lần nhìn người chồng mà chị vừa nói "vẫn tha thiết yêu thương, muốn hàn gắn".

Theo Bảo Hà

VnExpress

*Tên nhân vật đã thay đổi

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Khi nhắc đến tầng lớp phú nhị đại, đa số sẽ nghĩ đến cảnh ăn chơi hoang phí của cậu ấm, cô chiêu - những người sinh ra đã ngậm chìa khóa vàng. Nổi bật nhất trong số đó là Vương Tư Thông, con trai của người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải nhân vật nào cũng chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ.

Cuối những năm 2000, cái tên Dương Huệ Nghiên khiến nhiều người chú ý. Cha cô, tỷ phú Dương Quốc Cường, đã chuyển giao 70% cổ phần trong tập đoàn Bích Quế Viên cho con gái thứ hai trước khi doanh nghiệp IPO. Động thái này khiến Dương Huệ Nghiên trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc. Tháng 10/2007, khối tài sản của cô ước tính trị giá khoảng 16,2 tỷ USD. Khi ấy, Huệ Nghiên chưa tròn 26 tuổi.

Sau gần 10 năm, thứ hạng và giá trị tài sản của Huệ Nghiên liên tục thay đổi do sự thay đổi của thị trường bất động sản. Cô hiện là Phó chủ tịch của Bích Quế Viên và là tỷ phú giàu thứ 14 Trung Quốc với tài sản ròng lên đến 7,1 tỷ USD.

Dương Huệ Nghiên trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc khi chưa đầy 26 tuổi. Ảnh: China Daily.

Dương Huệ Nghiên trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc khi chưa đầy 26 tuổi. Ảnh: China Daily.

Được đào tạo để tiếp quản gia nghiệp từ nhỏ

Cách mà Dương Quốc Cường nuôi dạy con gái khiến nhiều người liên tưởng đến cách mà tỷ phú Lý Gia Thành nuôi dạy con trai cả, định hướng cho con trở thành phó chủ tịch của Cheung Kong Holdings - một trong những nhà phát triển hàng đầu Hong Kong.

Ít người biết rằng quá trình xây dựng sự nghiệp của người sáng lập Bích Quế Viên gặp rất nhiều khó khăn. Dương Quốc Cường từng làm nhiều nghề để bươn trải cuộc sống, từ làm nông đến công nhân xây dựng. Đặc biệt, ông gặp khó khăn sau cuộc ly hôn tốn kém với vợ.

Có 3 người con, Dương Quốc Cường đặt hy vọng lớn vào cô con gái thứ hai. Ông từng nói với truyền thông rằng: "Thậm chí nếu sống tới 100 tuổi, tôi vẫn sẽ chuyển số cổ phần này cho con gái. Tôi và gia đình tin tưởng vào Huệ Nghiên".

Thậm chí trước khi IPO, đại gia họ Dương cũng từng ám chỉ rằng tuy ông chưa già (53 tuổi tại thời điểm đó) nhưng một ai đó trẻ hơn sẽ lên nắm quyền trong công ty. Đây là một ý tưởng tốt đẹp và giàu tiềm năng dù gặp nhiều thách thức.

Năm 1997, Dương Quốc Cường thành lập Bích Quế Viên. Từ nhỏ, nữ tỷ phú tuổi Dậu đã cùng cha tham dự các cuộc họp quan trọng để làm quen với công việc.

Trước khi Huệ Nghiên chính thức sang Mỹ nhập học, ông Dương còn thuê một cô gái nước ngoài nói tiếng Anh bản địa tới sống và ăn cơm với gia đình hàng tháng trời. Ngay cả khi đã ra nước ngoài học tập, ông vẫn yêu cầu cô phải đi làm thêm để kiếm tiền chi tiêu dù gia đình đã rất giàu vào thời điểm đó.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ohio - chuyên ngành quản trị kinh doanh - vào năm 2003, Huệ Nghiên, lúc đó 23 tuổi, về nước và làm trợ lý riêng cho cha. 3 năm sau, cô kết hôn với con trai của một quan chức cấp cao của Trung Quốc thông qua mai mối.

Nhà có 3 cô con gái nhưng ông Dương Quốc Cường đặt niềm hy vọng lớn vào cô con gái thứ hai. Ảnh: China Daily.

Nhà có 3 cô con gái nhưng ông Dương Quốc Cường đặt niềm hy vọng lớn vào cô con gái thứ hai. Ảnh: China Daily.

Điềm tĩnh, ít nói và hay cười

"Dương Huệ Nghiên gần như kín tiếng nhưng luôn lắng nghe và chú ý đến mọi thứ. Chúng tôi đều nghĩ mọi thứ diễn ra đúng với kế hoạch. Chủ tịch Dương đã bồi dưỡng ái nữ thứ 2 để cô nhận trọng trách vào một ngày nào đó", một nhân viên của Bích Quế Viên chia sẻ.

Một người khác cho biết dù là cổ đông lớn nhất của một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc, nữ tỷ phú sinh năm 1981 gần như ít phát biểu và hầu hết cuộc nói chuyện tại sự kiện của công ty do cha cô đảm nhiệm.

“Cô gần như luôn nở một nụ cười nhẹ nhưng không nói quá nhiều”, một nhân viên của công ty nói.

Bích Quế Viên hiện là gã khổng lồ trong ngành bất động sản sau khi phát triển Forest City tại thành phố Johor Baru, Malaysia - nơi có 4 hòn đảo nhân tạo gần với Tuas Second Link của Singapore. Dự án phát triển hỗn hợp xây dựng trên một diện tích đất rộng 1.386 ha, gấp khoảng 3 lần kích thước của đảo Sentosa và dự kiến hoàn thành vào năm 2045.

Không phụ lòng mong đợi của chủ tịch Dương, từ khi tiếp quản công ty đến nay, Huệ Nghiên luôn thể hiện tố chất của một doanh nhân và giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn.

Ngoài bất động sản, Bích Quế Viên còn hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch và giải trí.

Tuy nhiên, vị trí là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc không khiến Huệ Nghiên trở thành một người hùng. Mọi người vẫn luôn cho rằng cô quá may mắn khi sinh ra trong một gia đình giàu có.

Theo Zing

Chuyên mục Vòng tay Nhân ái của Báo điện tử Gia đình & Xã hội vừa trao số tiền của bạn đọc hảo tâm gửi cho các trường hợp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đầu tiền là hoàn cảnh của cháu Chìu Văn Kiên (SN 2006) ở thôn Cống To, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên bị bệnh u não hiếm gặp.

Anh Chìu Tiến Bảo (SN 1985, bố Kiên) cho hay, lúc vợ anh là chị là chị Phùn Thị Muối (SN 1987) đang cùng gia đình gặt lúa ngoài đồng thì chị Muối đau bụng và vỡ nước ối. Thấy vậy, gia đình đã đưa chị Muối đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tiên Yên mổ cấp cứu.

Do không có điều kiện bồi dưỡng, nên cháu Kiên chào đời chỉ nặng 1,6kg, bị bệnh viêm phổi và nuôi trong lồng kính hàng tháng. Sau khi xuất viện chưa được 10 ngày, Kiên tiếp tục phải vào bệnh viện nằm điều trị vì căn bệnh viêm phổi tái phát.

Từ lúc này, bệnh viện là ngôi nhà thứ hai của Kiên. Những ngày nắng nóng, thay đổi thời tiết, Kiên lại bị khó thở, da tím tái và đôi lúc co giật.

 Bà Lương Thị Minh Lý - đại diện Chuyên mục Vòng tay Nhân ái trao số tiền 5.500 nghìn đồng cho gia đình cháu Chìu Văn Kiên. Ảnh: Đ.Tuỳ

Bà Lương Thị Minh Lý - đại diện Chuyên mục Vòng tay Nhân ái trao số tiền 5.500 nghìn đồng cho gia đình cháu Chìu Văn Kiên. Ảnh: Đ.Tuỳ

Đến tuổi đi học, Kiên còi và bé nhất lớp. Tuy nhiên, chỉ học được vài tháng, Kiên lại phải nghỉ để vào viện điều trị. Có những hôm đang học trên lớp Kiên bỗng lăn ra ghế và ngất. Vì vậy, năm nay cháu 10 tuổi, nhưng vẫn chỉ học đến lớp 2 không lên được lớp tiếp theo vì chưa hoàn thành chương trình học.

Anh Bảo nghẹn ngào, sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện tay phải của con trai anh bị biến dạng, nửa người phải yếu. Đặc biệt, cháu bị u não thất 3, giãn não thất.

Đây là căn bệnh về u não hiếm gặp và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chưa gặp bao giờ. Vì vậy, Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và làm thủ tục chuyển cháu Kiên lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị.

 Cháu Lý Minh Quân đã khỏi bệnh và kháu khỉnh. Ảnh: Đ.Tuỳ

Cháu Lý Minh Quân đã khỏi bệnh và kháu khỉnh. Ảnh: Đ.Tuỳ

Trường hợp hai là mẹ con chị Trần Ủng Múi (SN 1982) và cháu Lý Minh Quân (hơn 2 tháng tuổi) người dân tộc Dao, ở thôn Đài Làng, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn được điều trị ở khu nhà C3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, là câu chuyện buồn khác.

Chị Múi ngậm ngùi: “Từ khi sinh cháu Quân đến nay, biết bao tai hoạ ập xuống gia đình tôi, con thì ốm nằm viện, chồng không biết bỏ nhà đi đâu đến nay không về, tiền chữa bệnh cho con thì không có".

Vào cuối tháng 7/2016, khi cháu Quân nhập viện lần 2 và được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh viêm tiểu phế quản. Biết tin, chồng chị đã bỏ đi không nói lời nào. Thấy chồng bỏ đi đột ngột, chị Múi cùng người nhà nhiều lần liên lạc nhưng vẫn bặt vô âm tín và chỉ sợ anh Đại nghĩ quẩn.

Do thể trạng của cháu Quân bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai, nên sức đề kháng của cháu rất yếu, bệnh này có thể tái phát bất kỳ lúc nào, đặc biệt khi thời tiết thay đổi và cần phải điều trị lâu dài.

Con bệnh nặng, trong khi gia đình chị chỉ có ít ruộng khoán, vì vậy quanh năm hai vợ chồng đi làm phát nương, làm rẫy thuê cho các hộ trong làng. Lao động quần quật là vậy nhưng tiền công từ việc làm thuê cũng không đủ cho việc sinh hoạt và chi phí hàng ngày. Kinh tế không có, lại không có điều kiện bồi dưỡng, nên khi mới mang thai cháu Quân ở tuần thứ 30 thì chị Múi đã sinh non.

 Gần 4.5 triệu đồng đến với gia đình cháu Lý Minh Quân. Ảnh: Đức Tuỳ

Gần 4.5 triệu đồng đến với gia đình cháu Lý Minh Quân. Ảnh: Đức Tuỳ

Sau khi hoàn cảnh khốn khó và thương tâm của cháu Chìu Văn Kiên và cháu Lý Minh Quân được đăng tải tại chuyên mục Vòng tay Nhân ái thuộc Báo điện tử Gia đình & Xã hội với các MS 208, MS 218, nhiều bạn đọc trên khắp mọi miền Tổ quốc đã dành những tình cảm đặc biệt cho các cháu. Trong đó, gia đình cháu Kiên được ủng hộ 5.500 nghìn đồng và cháu Lý Minh Quân được gần 4.500 nghìn đồng.

Đón nhận tình cảm và những món quà của bạn đọc hảo tâm trao tặng, các gia đình xúc động và nói lời cảm ơn tới quý báo và bạn đọc gần xa. Có lẽ, chưa khi nào những mảnh đời bất hạnh lại có được số tiền lớn đến vậy và vào đúng dịp Tết Đinh Dậu 2017.

“Chưa bao giờ gia đình tôi lại có được số tiền nhiều thế này và chưa năm nào gia đình có được Tết ấm no đầy đủ như năm nay. Với số tiền này, tôi sẽ dùng để chữa bệnh cho con và mua cho các cháu ít quần áo mới. Năm nay nhà tôi có Tết thật rồi anh chị ạ”, anh Chìu Tiến Bảo nói xúc động.

Đức Tuỳ

Dược sĩ Đào Kim Long

Dược sĩ Đào Kim Long

5 giờ thử “hàng độc”

Nhà Đỗ Tuấn ở 79 phố Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội). Ngôi nhà như 1 cái hang dài, lờ mờ tối và lạnh. Lối kiến trúc này rất tốt cho việc cất trữ rượu. Vào nhà nhìn đâu cũng thấy rượu, chum rượu, bình rượu, chai rượu, cả không gian toàn rượu là rượu. Có lẽ bởi thế mà người ta gọi họa sĩ này là “trùm rượu Hà Thành” chăng?

Đỗ Tuấn nói: “Tết Đinh Dậu này, tôi sẽ tung ra thị trường loại rượu cao cấp, có 5 giá bán, từ loại 1 triệu đồng/lít, 2 triệu đồng/lít đến các loại 10 triệu, 20 triệu, 40 triệu đồng/lít. Đây là loại rượu nếp đã hạ thổ 3 năm rồi ngâm với sâm Ngọc Linh”. “Chẳng cần ngâm với thứ gì cả, chỉ rượu nếp hạ thổ 3 năm là uống đã ngon lắm rồi”. Đỗ Tuấn rót 1 chén rượu đặt trước mặt tôi: “Nhờ ông nếm thử. Đây là loại rượu đại trà, giá bán 1 triệu đồng/lít”. Uống rượu để nếm thì không được ăn gì cả, nếu ăn, cảm giác sẽ không chính xác. Rượu uống nếm phải uống chậm. Cho vài giọt rượu vào đầu lưỡi để cảm nhận men rượu tan vào các dây thần kinh.

“Thơm và êm. Vị rượu nếp hạ thổ rất rõ. Nhưng tôi không thấy có vị sâm Ngọc Linh”. Tôi nhận xét như vậy về loại rượu 1 triệu đồng/lít của Đỗ Tuấn. “Loại này ngâm với lá sâm chứ không phải củ sâm. Lá sâm Ngọc Linh phơi khô giá 20 triệu đồng/kg. Hiện các nhà hàng đã đặt tôi 1.000 lít”.

- “1.000 lít là 1 tỷ đồng. Cũng được đấy. Cho uống nếm loại 2 triệu đồng/lít” – tôi nói.

Đỗ Tuấn rót ra loại rượu khác. Loại rượu này thơm, màu đỏ rất đẹp, nhưng vẫn không có vị sâm Ngọc Linh. Đỗ Tuấn bảo: “Rượu này ngâm hạt sâm Ngọc Linh. Hạt này màu đỏ, bé hơn hạt đỗ xanh, giá bán 5.000 đồng/hạt. Rượu này có tác dụng tăng thể lực, chống nhược sức”.

Đến lúc tôi nếm loại rượu 10 triệu đồng/lít thì bắt đầu cảm nhận được vị sâm Ngọc Linh, nó hơi đắng nhưng sau đó ngọt trong cuống họng. Tôi nói: “Được đấy. Ngày Tết tặng nhau 1 bình rượu quý cũng hay”. “Hàng mẫu tôi bày trên giá kia. Bình 10 lít, trong đó có 1 củ sâm Ngọc Linh 10 tuổi. Củ sâm bao gồm củ, cây và lá sâm, nếu thiếu 1 trong 3 bộ phận đó là giả. Cứ đếm mắt thì biết tuổi của sâm, mỗi mắt 1 tuổi, không thể gian lận được. Tôi bán cả bình 10 lít, 100 triệu, không bán lẻ. Loại 20 triệu đồng/lít để ở giá bên cạnh. Ông nếm thử xem. Trong bình rượu này có 1 củ sâm 20 tuổi”. Vị sâm 20 tuổi khác hẳn, đắng hơn nhưng độ ngọt cũng đậm hơn.

Loại rượu 40 triệu đồng/lít của Đỗ Tuấn ngâm 1 củ sâm 50 tuổi. Rượu này rất tuyệt vời, nhưng phải là đại gia mới mua được, vì bình rượu có giá tới 400 triệu đồng. Trên giá rượu của Tuấn còn có 1 bình ngâm củ sâm 150 tuổi. Đỗ Tuấn nói: “Bình rượu đặc biệt này đã có người trả 1 tỷ đồng, nhưng tôi không bán, vì nó là báu vật, bán đi là mất và không tìm lại được củ sâm nào như thế nữa”. “Tại sao ông có nhiều sâm như thế? Lại là sâm rất xịn?”. “Sâm của tôi do Pơ Lang ở bản Ngọc Lâu gửi ra. Hiện nay dân bản Ngọc Lâu trồng sâm bán tự nhiên rất nhiều”.

Chuyện tình ở Ngọc Linh

Trong khi trò chuyện, Đỗ Tuấn hay nhắc đến Pơ Lang. Người phụ nữ Sê Đăng này đã gắn với 1 phần đời của Đỗ Tuấn. Anh kể lại chuyện cũ: “Tôi nhập ngũ năm 1971. Sau 3 tháng huấn luyện là hành quân vào chiến trường Tây Nguyên. Đêm hôm đó tiểu đoàn tôi đi tập kích 1 căn cứ địch. Trên đường đi, chúng tôi phải qua 1 trảng cỏ. Qua đoạn này phải chạy vì địch hay bắn pháo. Tôi bị đứt quai dép nên chạy sau cùng. Một quả pháo mồ côi nổ trên trảng cỏ và 1 mảnh đạn pháo găm vào đùi tôi. Khi tôi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm trong 1 căn nhà gỗ. Tôi run lên vì rét. Đó là bản Ngọc Lâu, nằm trên núi Ngọc Linh, độ cao gần 2.000m so với mặt biển. “Anh giải phóng tỉnh rồi à?” Người hỏi tôi câu đó là Pơ Lang. Cô gái Sê Đăng này rất đẹp. Nhìn cô tôi nhớ ngay đến những người phụ nữ da đỏ trong tranh của Gô-Đanh. Pơ Lang đã sát trùng vết thương cho tôi bằng rượu gạo cất 2 lần và nuôi tôi bằng món cháo cá niên. Đây là 1 loại cá chỉ có ở suối Ngọc Linh. Nó bé bằng 2 ngón tay nhưng thịt thơm và ngọt cực kỳ. Tôi ở nhà Pơ Lang hơn 1 năm. Đơn vị tôi đánh sâu xuống đồng bằng nên tôi không thể tìm thấy tiểu đoàn của mình nữa. Pơ Lang là 1 loài hoa rừng. Đúng ra đó là hoa gạo. Bông hoa ấy đã cháy trong tim tôi hàng chục năm trời và không bao giờ tôi có thể quên được”.

Nhấp ngụm rượu, Đỗ Tuấn chậm rãi: “Tôi sống cùng Pơ Lang, cùng làm nương, làm rẫy, cùng ra suối bắt cá niên và cùng đặt bẫy bắt chuột. Chuột ở Ngọc Linh đêm thường mò đi ăn 1 loại hạt mà người Sê Đăng gọi là hạt lửa. Gọi như thế vì hạt có màu đỏ chói. Vì ăn hạt đó nên chuột Ngọc Linh con nào cũng to và thịt ngon cực kỳ. Không một loài thú hoang nào ở Ngọc Linh cho thịt ngon bằng thịt chuột. Hạt lửa tức là hạt sâm Ngọc Linh. Mãi tới đầu năm 1973, dược sĩ Đào Kim Long mới phát hiện ra cây hạt lửa chính là cây nhân sâm Ngọc Linh.

Ồ! Vừa nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến. Thầy Long đến rồi kia kìa” – Đỗ Tuấn say sưa chuyện cũ.

Người tìm thấy sâm Ngọc Linh

Trong Điển dược Quốc tế, cây sâm Ngọc Linh được viết bằng tiếng Anh như sau: Panax articulatus KL Dao (1973). Trên cây nhân sâm này gắn với tên người tìm ra nó – Kim Long Đào. Dược sĩ Đào Kim Long đã tìm thấy “cây hạt lửa” vào lúc 9 giờ sáng ngày 19/3/1973. Ông Đào Kim Long tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 1966. Ông ở lại trường làm cán bộ giảng dạy 3 năm.

Năm 1970, Đào Kim Long vào chiến trường Tây Nguyên, công tác tại Cục Dược liệu, thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam. Hàng ngày ông băng rừng tìm cây thuốc để trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và chiến sĩ ta. Khi lên núi Ngọc Linh, ông đã tìm thấy “cây hạt lửa”. Vì đã thuộc mặt hàng trăm loại cây nhân sâm trên thế giới nên dược sĩ Đào Kim Long biết ngay đây là 1 loài sâm rất quý và đặt tên là nhân sâm Ngọc Linh.

Dược sĩ Đào Kim Long bảo: “Các nhà dược học quốc tế đặc biệt quan tâm tới cây sâm Ngọc Linh, vì nó rất tốt. Người ta đánh giá chất lượng sâm theo tỷ lệ thu suất toàn phần. Sâm Triều Tiên là 3,5%, sâm Mỹ là 4%, sâm Ngọc Linh là 10,8%. Bộ Y tế Hoa Kỳ đặt hàng chúng ta mỗi quý 500 kg sâm Ngọc Linh mà chúng ta không có hàng để bán. Mỗi kg sâm Ngọc Linh tươi có giá 60 triệu đồng, còn sâm khô có giá 500 triệu đồng. Phải hơn 10 năm nữa chúng ta mới có sâm Ngọc Linh để bán cho thế giới. Các nhà khoa học phân tích rất kỹ tác dụng dược lý của sâm Ngọc Linh. Một là nó có tác dụng tăng lực chống nhược sức. Hai là nó kích thích hoạt động của não bộ. Ba là nó làm tăng nội tiết tố sinh dục. Bốn là tạo hồng cầu, tiểu cầu. Năm là trị đặc hiệu một số loại vi khuẩn. Sáu là chống trầm cảm. Bảy là tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan. Tám là giảm mỡ máu. Chín là giảm đường huyết. Mười là điều hòa hoạt động của tim mạch. Mười một là chống ôxy hóa. Mười hai là phòng chống các loại ung thư. Mười ba là tăng sức đề kháng của cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch”.

“Mới đây, các bác sĩ Mỹ đã điều trị khỏi bệnh ung thư đại tràng cho cựu Tổng thống Jimmy Carter chỉ bằng mỗi cách là nâng cao hệ miễn dịch chứ không phẫu thuật, cũng không hóa trị, xạ trị. Vì những tính chất ưu việt trên mà sâm Ngọc Linh có giá bán rất cao. Vì thế Chính phủ đã quyết định đầu tư để bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh. Khi tôi phát hiện cây sâm Ngọc Linh thì cũng phát hiện họa sĩ Đỗ Tuấn đang ở bản Ngọc Lâu. Tôi biết tiểu đoàn của Đỗ Tuấn đang đóng quân ở đâu nên đã bày đường cho anh tìm về đơn vị. Sau chiến tranh, Đỗ Tuấn vẫn thường xuyên về thăm Pơ Lang. Anh coi bản Ngọc Lâu là quê hương thứ hai của anh. Nhờ thế mà Đỗ Tuấn mới có nhiều sâm Ngọc Linh như vậy”.

(Dược sĩ Đào Kim Long)

Nhà văn Hoàng Hữu Các

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Được so sánh đẹp như Hồ Ngọc Hà, giọng hát như Mỹ Tâm, Trương Kiều Diễm đang là cô gái thu hút sự chú ý trong thời gian gần đây khi tham gia chương trình X-factor và hiện tại là Sing My Song.

Chỉ sau một đêm, sau màn xuất hiện ấn tượng tại cuộc thi X-factor năm 2016, Trương Kiều Diễm bỗng trở thành cái tên được nhắc đến liên tục tại các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều người thắc mắc tại sao một cô gái xinh đẹp và đầy tài năng như thế mà đến tận bây giờ mới được phát hiện?

Chính giám khảo Hồ Quỳnh Hương tại X-factor đã phải thốt lên rằng Kiềm Diễm "đẹp như Hồ Ngọc Hà, hát hay như Mỹ Tâm" khi chứng kiến màn thể hiện của cô.

Cô gái người Quảng Bình 24 tuổi này rất toàn diện khi không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp, chiều cao 1m76 mà còn có khả năng hát, sáng tác và chơi nhạc cụ. Với một xuất phát điểm đa năng như vậy, nhiều người đồn đoán rằng Kiều Diễm hoàn toàn trở thành một "Hồ Ngọc Hà thứ 2" trong showbiz Việt và thậm chí còn ấn tượng hơn.

Trong chương trình Sing My Song gần đây, nhạc sĩ Đức Trí còn nhận xét rằng nhìn Kiều Diễm anh lại liên tưởng đến Hà Hồ những ngày mới chập chững vào nghề.

Trương Kiều Diễm được dự đoán sẽ là một "bản sao Hà Hồ" xuất sắc trong tương lai với tài năng nghệ thuật, gu thời trang và chuyên môn âm nhạc nổi bật

Không chỉ có chuyên môn, Trương Kiều Diễm còn có lợi thế rất lớn về phong cách. Điều khiến người đẹp này gây được thiện cảm với khán giả là gu thời trang rất đơn giản, năng động và khỏe khoắn, không thích phô diễn cơ thể mặc dù có một cơ thể vô cùng hoàn hảo với đôi chân dài miên man.

Ngoài đời thường, Kiều Diễm trung thành với quần jeans, áo sơ mi, áo thun năng động cùng giày thể thao. Chỉ có trên sân khấu, cô mới diện style "bánh bèo" hơn nhưng vẫn giữ ở mắc thanh lịch, nhẹ nhàng, không quá phô trương.

Nhìn Kiều Diễm, người ta thấy bóng dáng của một Hồ Ngọc Hà trong tương lai

Trên sân khấu, nữ ca sĩ ăn mặc điệu đà nhưng luôn gây ấn tượng với vẻ cá tính

Quần jeans, sơ mi và boot là style thường ngày quen thuộc của Kiều Diễm

Kiều Diễm tự nhận mình "khá men"

Cô gái Quảng Bình ăn mặc rất đơn giản nhưng không kém phần thời trang

Với lợi thế chân dài miên man, Kiều Diễm luôn nổi bật khi diện bất kỳ style nào

Với lợi thế về ngoại hình, Kiều Diễm hứa hẹn sẽ trở thành ngôi sao Vpop trong tương lai

Khi dự sự kiện, Kiều Diễm cũng xuất chúng không thua kém ai

Tỏa sáng trên sân khấu

Theo Khám phá

Chị Hoàng Thị Thủy (ngoài cùng bên phải) tích cực tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ cho người dân trên địa bàn quản lý. Ảnh: N.Mai

Chị Hoàng Thị Thủy (ngoài cùng bên phải) tích cực tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ cho người dân trên địa bàn quản lý. Ảnh: N.Mai

“Gặp tôi, mọi người nghĩ ngay đến… bao cao su”

Quyết Thắng là một trong 5 xã thuộc diện khó khăn nhất của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Kinh tế chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế... đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số của địa phương. Nhưng, theo chia sẻ của chị Nông Thị Phúc, cán bộ chuyên trách dân số xã: “Nhờ đội ngũ CTV dân số tâm huyết, nhiều năm trở lại đây, xã đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra”.

Đươc chị Phúc giới thiệu, chúng tôi đến gặp chị Lương Thị Hậu (48 tuổi), CTV dân số tại thôn Kép 3, một trong những CTV tiêu biểu. Chị Hậu đã có thâm niên hơn 10 năm "làm dân số". Chị kể, lúc mới nhận nhiệm vụ, chưa có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, chị cũng gặp không ít khó khăn trong việc tuyên truyền. Ngồi nghe chị kể về những lần đi tuyên truyền, từ cách “lân la” tiếp cận đối tượng ra sao đến việc lồng ghép kiến thức về kế hoạch hóa vào các câu chuyện gần gũi, tếu táo sao mà thấy vấn đề này đi vào lòng người nhanh đến thế!

Theo chị Hậu, để truyền thông hiệu quả, ngoài việc nắm kiến thức tốt còn phụ thuộc vào năng khiếu, cái "duyên" của từng người. Nghĩa là, không phải cứ “tua” kiến thức một cách cứng nhắc mà phải biết linh hoạt tạo không khí vui vẻ để bà con dễ “ngấm” hơn.

Để minh chứng, chị Hậu lấy ngay ví dụ về việc dùng “đòn tâm lý” vận động nam giới sử dụng bao cao su. Chị nói: “Tôi bảo cánh mày râu thế này: Thứ nhất, nếu phụ nữ phải sinh nhiều con, sinh liên tục sẽ nhanh bị xấu và già đi, như thế người ta sẽ bảo các ông chồng không biết cách chăm vợ - nghĩa là chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thế nên các anh để các chị ấy đẻ ít thôi, hai con là hợp lý nhất. Thứ hai, nếu vợ chồng không dùng các biện pháp tránh thai sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Trong trường hợp nếu đã “lỡ” mà phải đi viện để “cho ra” sẽ rất hại đến sức khỏe. Mà hại sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, làm cho kinh tế trong gia đình không phát triển được, tức là bị nghèo đi. Thế chẳng phải là thiệt đơn thiệt kép hay sao?!".

May mắn vì có hậu phương vững chắc

Người ta thường nói phụ nữ làm hậu phương cho chồng công tác, còn gia đình chị Hậu thì ngược lại. Chị kể, chồng chị từng công tác trong quân đội hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian ấy, chị nhận nhiệm vụ chăm sóc con cái và lo toan việc gia đình. Đến khi chồng xuất ngũ về địa phương, chị Hậu bắt đầu tham gia hoạt động xã hội. Được người dân tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ của thôn rồi kiêm nhiệm là CTV dân số, nhiều lúc chị cũng "ngập đầu" trong họp hành rồi đi tuyên truyền, vận động. “Nếu chồng tôi không thông cảm cho người vợ suốt ngày “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” thì có lẽ tôi không công tác được đến bây giờ. Tôi cảm thấy may mắn khi luôn được chồng làm hậu phương vững chắc, tạo điều kiện để tôi yên tâm công tác”, chị Hậu chia sẻ.

Ngồi kế bên, chồng chị cười bảo: “Trong lúc mình đi công tác, cô ấy cũng đã hi sinh rất nhiều, giờ phải cho cô ấy thoải mái một chút. Vợ chồng thông cảm cho nhau, cùng nhau cố gắng thì cơm lúc nào cũng ngon, canh lúc nào cũng ngọt”.

Kiên trì “đến tận ngõ, gõ tận cửa”

Là người có 16 năm làm công tác dân số kiêm y tế thôn bản, chị Hoàng Thị Thủy (50 tuổi, tổ 2, phố B, thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) được mệnh danh là “cánh tay nối dài” đắc lực của ngành Dân số tỉnh Cao Bằng.

Vốn là người xuất phát từ ngành Y nên chị nắm bắt khá nhanh những kiến thức trong công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, chị bảo, dù sống ở thị trấn nhưng do thành phần dân cư tương đối phức tạp nên công tác tuyên truyền dân số gặp không ít khó khăn. Chị Thủy đã phối hợp với các cơ quan khác như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên để lồng ghép tuyên truyền kiến thức về dân số. Ngoài việc tuyên truyền trong các buổi họp, chị còn kêu gọi chị em soạn ra các tiểu phẩm hài mang thông điệp truyền thông về các chính sách dân số để biểu diễn. Những tiết mục này thường được người dân hưởng ứng rất nhiệt tình.

Hỏi về những khó khăn trong công tác truyền thông vận động người dân thực hiện chính sách dân số, chị kể lại một kỷ niệm mà có lẽ không bao giờ có thể quên: “Gia đình nhà này đã có 2 cô con gái. Vì muốn có người “chống gậy”, anh chồng đã ép vợ sinh thêm con trai. Thế nhưng, chị vợ lại đang bị bệnh, sức khỏe không cho phép để mang thai. Biết tin, tôi cùng một chị bên Hội Phụ nữ đã đến can thiệp. Tuy nhiên, ngay khi mới vào tới cổng, biết chúng tôi là cán bộ dân số, chúng tôi bị anh này đuổi “thẳng cổ” ra khỏi nhà, vừa đuổi vừa buông những lời nói rất khó nghe”.

Theo chị Thủy, lần đó, dù có một chút chạnh lòng vì bị xúc phạm nhưng chị không nản lòng. Biết là không thể thuyết phục ngày một, ngày hai đối với trường hợp này, chị đã nghĩ ra cách kêu gọi thêm “đồng minh” để giúp đỡ. Chị nhờ một anh bạn làm trong công tác đoàn để giúp thuyết phục cùng. Anh này cũng khá thân thiết với người chồng nên có phần dễ nói chuyện hơn. Áp dụng theo cách thức “mưa dầm thấm lâu”, chị và “đồng minh” đã làm cho anh chồng hiểu được tác hại của việc sinh con khi cơ thể người mẹ không đủ sức khỏe cho phép, rồi hệ lụy của việc cố sinh con trai. Sau lần đó, chị vợ đã được đi đặt vòng và chuyên tâm chữa bệnh.

Với những nỗ lực trong công tác DS-KHHGĐ, chị Hoàng Thị Thủy, CTV dân số của tổ 2, phố B, thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã nhận được rất nhiều Giấy khen từ tỉnh, huyện cho tới địa phương. Năm 2015, chị vinh dự được Tổng cục DS-KHHGĐ tặng Giấy khen vì đã hoàn thành xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ. Chị Thủy là một trong những CTV của tỉnh Cao Bằng được đề xuất nhận khen thưởng của Bộ Y tế nhân kỷ niệm 55 năm truyền thống của ngành Dân số.

Vợ chồng chị Lương Thị Hậu. Ảnh: N.Mai

Vợ chồng chị Lương Thị Hậu. Ảnh: N.Mai

Chị Nông Thị Phúc, cán bộ chuyên trách dân số của xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn cho biết: Một lòng tâm huyết với công việc, dù ở bất cứ cương vị nào, chị Lương Thị Hậu cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Suốt 10 năm qua, từ ngày chị Hậu đảm nhận vai trò làm CTV dân số của thôn Kép 3, thôn không có tình trạng sinh con thứ 3; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng.

Mai Thùy



TS Lê Cảnh Nhạc - Tổng Biên tập Báo Gia đình & Xã hội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ đã thay mặt trao tặng tấm lòng của quý độc giả đến gia đình bé Trang – MS 230. Ảnh: Nông Thuyết

TS Lê Cảnh Nhạc - Tổng Biên tập Báo Gia đình & Xã hội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ đã thay mặt trao tặng tấm lòng của quý độc giả đến gia đình bé Trang – MS 230. Ảnh: Nông Thuyết

Hồi sinh từ cửa tử

Tháng 6/2016, hình ảnh một bé gái 14 tháng tuổi, nặng 3,5kg bị đói lâu ngày đã lay động nhiều bạn đọc. Dường như bất kỳ ai nhìn thấy hình ảnh bé cũng phải rơi nước mắt bởi nước da bé đen nhẻm, đầu tóc bù xù, cơ thể ở mức suy dinh dưỡng nặng. Bé tên Thào Thị Yến Nhi ở đội 4, thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai). Lúc Nhi 4 tháng tuổi, mẹ và chị gái mất tích trong một lần đi chợ, mọi người tin rằng họ bị lừa bán qua biên giới nên từ đó một mình bố nuôi bé Nhi. Thời gian đầu không có sữa, anh Thào A Lư, bố bé chỉ biết lấy nước cơm cho con uống. Không có tiền, người bố bế con lên thị trấn xin sữa, quần áo cho con.

Do không được chăm sóc đầy đủ, bé bị suy dinh dưỡng nặng trên nền bại não thể co cứng khiến chân tay không cử động được. Một nhóm thiện nguyện phát hiện ra, họ cùng anh Thào A Lư đưa bé đi khám thì tình trạng đã rất nghiêm trọng. Hoàn cảnh của cháu Nhi được đăng tải trên chuyên mục Vòng tay nhân ái của báo GĐ&XH với MS 202 đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều tấm lòng hảo tâm. Trong những ngày tháng bé Nhi nằm viện, có rất nhiều ông bố, bà mẹ trên khắp cả nước đọc được tin đã tìm đến thăm và giúp đỡ bé. Nhờ dòng sữa của những người mẹ xa lạ, Yến Nhi đã hồi phục nhanh chóng.

Điều đặc biệt hơn cả là Yến Nhi đã tìm thấy người mẹ “thứ hai” của mình. Suốt hành trình cứu giúp Nhi, cháu luôn có một người lặng thầm chăm lo. Đó là người đã biết đến hoàn cảnh cháu từ đầu và giúp đưa cháu xuống Bệnh viện Nhi Trung ương, cô gái 9X Phạm Thị Thanh Tâm ở huyện Sa Pa (Lào Cai).

Ông Nguyễn Ngọc Đức – Phó TBT Báo GĐ&XH, ông Phạm Lương An, Phó Giám đốc Bệnh viện K (ngoài cùng bên phải) trao số tiền độc giả ủng hộ cho gia đình cháu Công. Ảnh: P.T

Ông Nguyễn Ngọc Đức – Phó TBT Báo GĐ&XH, ông Phạm Lương An, Phó Giám đốc Bệnh viện K (ngoài cùng bên phải) trao số tiền độc giả ủng hộ cho gia đình cháu Công. Ảnh: P.T

Sau một thời gian được mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng, cô bé đã thay da đổi thịt kỳ diệu khiến nhiều người thực sự tin vào phép màu của tình yêu thương. Chị Thanh Tâm vui mừng nói: “Nhớ những ngày con mới nhập viện phải thở oxy, rất yếu, vừa có biểu hiện suy dinh dưỡng nặng vừa có biểu hiện của trẻ bại não chậm phát triển. Bây giờ con đã tiến triển tốt hơn, hồng hào, khỏe mạnh hơn. Con hiện được 9kg. Hai mẹ con đang thuê trọ ở Hà Nam để con được đi tập kích thích các cơ vận động, điều trị bằng phương pháp bấm huyệt, đốt thuốc. Mỗi ngày, con được bấm huyệt 2 lần vào buổi sáng và chiều. Tay chân con đã cử động như bình thường không còn co cứng như những ngày đầu”.

Tết này, Yến Nhi cũng sẽ có một cái Tết ấm cúng bên những người thân mới. Chị Thanh Tâm chia sẻ thêm: “Năm nay là năm đầu tiên có con ăn Tết cùng nên em thấy vui, hạnh phúc lắm. 23 tháng Chạp sau khi hết đợt điều trị ở Hà Nam, em sẽ đưa con về ăn Tết cùng với ông bà trên Sa Pa. Mọi năm vì tập chung với công việc lại ở xa nên em không có thời gian về thăm ông bà ngoại ở Thanh Hóa và nhà nội ở Vĩnh Phúc. Em sẽ dành ít ngày đưa con về thăm quê bên nội, bên ngoại để gặp mọi người. Sau đó, em sẽ đưa con về nhà ăn Tết với bố”.

Khi lòng tốt dệt nên điều diệu kỳ

Hình ảnh mới của cháu Dường Phúc Cường.

Hình ảnh mới của cháu Dường Phúc Cường.

Gặp lại bé Dường Phúc Cường, 6 tuổi ở thôn Phật Chỉ, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), chúng tôi mừng khi thấy nụ cười của cháu. Khác với vẻ tuyệt vọng khi còn nằm bất động trước kia vì bỏng nặng, nay Cường đã tự tin hơn, chạy nhảy bình thường, đã vào lớp 1 và có thể giúp đỡ bố mẹ chăm sóc em. Bởi hơn một năm trước, Cường với cơ thể bị bỏng tưởng sẽ không sống được vì lúc đó hầu hết các phần thịt đều hoại tử, lại không có tiền đóng viện phí điều trị. Trong cơn nguy kịch ấy, cháu đã nhận được sự góp sức của bạn đọc chuyên mục Vòng tay nhân ái qua bài viết “Xót xa cảnh mẹ vào viện tâm thần, con nguy kịch vì bỏng nặng”. Kỳ diệu thay, Cường vẫn ở lại với cuộc đời này.

Anh Tằng Dẩu Nhàn là người dân tộc Dao (SN 1993), bố của cháu Cường đến giờ vẫn không giấu được sự ân hận khi vô tình khiến con bị bỏng. Ngày hôm đấy Cường ở nhà một mình, trong nhà có một chai xăng dùng để đốt nương làm rẫy treo trên tường, không ngờ Cường nghịch ngợm không may bị chai xăng đổ vào người, xăng bắt lửa khiến cháu cháy bùng lên. Tai nạn khiến con bỏng 30% diện tích cơ thể, nặng nhất là vùng mặt, cổ, hai bên đùi và cơ quan sinh dục. Các vết thương của Cường bỏng sâu độ II và độ III. Sau một ngày điều trị tại bệnh viện tỉnh, do tổn thương bỏng rộng và sâu, tiềm ẩn nguy cơ sốc nhiễm độc, bỏng đường hô hấp nên Cường được chuyển lên Bệnh viện Bỏng Quốc gia để tiến hành cấy ghép da, tái tạo tổn thương giúp bé hồi phục.

Bà Đỗ Thị Thúy, Trưởng phòng Gia đình, đại diện chuyên mục Vòng tay nhân ái (bên phải) trao tiền cho gia đình bé Bảo Hân – MS 189.

Bà Đỗ Thị Thúy, Trưởng phòng Gia đình, đại diện chuyên mục Vòng tay nhân ái (bên phải) trao tiền cho gia đình bé Bảo Hân – MS 189.

Éo le hơn, cùng lúc đó mẹ của Cường bị bệnh thần kinh điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Quang Hanh, Cẩm Phả. Hai mẹ con nằm viện khiến cuộc sống của gia đình đảo lộn. Ở huyện miền núi cái nghèo bám riết, cả gia đình không có lấy một đồng mà khi ấy nỗi lo viện phí điều trị dường như quá sức với gia đình anh Nhàn.

Từ sự chung giúp thiết thực và kịp thời của bạn đọc hảo tâm của báo GĐ&XH, chỉ trong một thời gian ngắn gia đình đã nhận được hơn 200 triệu đồng. Nhờ có số tiền đó mà Cường đã được điều trị tích cực, trải qua nhiều cuộc phẫu thuật cấy ghép da.

Những ngày Tết đang đến gần, lòng chúng tôi ấm áp hơn khi anh Tằng Dẩu Nhàn chia sẻ những niềm vui: “Giờ cháu Cường lớn lắm rồi cô ạ! Trên người cháu các vết sẹo vẫn còn nhưng không còn đau như trước. Thấy con vui cười trở lại, em cũng vui lắm. Em cũng đã xin được việc làm ổn định ở Công ty Cầu đường bộ 2 Quảng Ninh, mẹ của Cường sức khỏe tốt hơn nên cuộc sống bớt khó khăn hơn trước... ”.

Hiện thực những ước mơ

PV Phương Thuận cùng đại diện V-Star Club trao tiền cho cháu Lưu Thế Quyền. Ảnh: Nguyễn Mai

PV Phương Thuận cùng đại diện V-Star Club trao tiền cho cháu Lưu Thế Quyền. Ảnh: Nguyễn Mai

Đó là điều hạnh phúc mà những tấm lòng nhân ái qua chuyên mục Vòng tay nhân ái đã mang lại cho hai anh em Phạm Văn Hùng (SN 1994) và Phạm Quang Huy (SN 2001) ở thôn Ô mễ, xã Hưng đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ngay sau khi hoàn cảnh được phản ánh với bài viết “Đau lòng cảnh hai anh em cõng nhau đi viện” – MS 210.

Nhận được thông tin từ Phòng Công tác xã hội của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mong muốn chuyên mục Vòng tay nhân ái hỗ trợ làm cầu nối kêu gọi cho hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của hai anh em mắc bệnh máu khó đông (Hemophilia) nhiều năm nay phải tự dắt díu nhau đi viện, chúng tôi đã tìm đến viện. Nhìn hình ảnh hai anh em mang trên mình chiếc áo bệnh nhân, người anh trai bệnh tật đang phải gồng mình cõng em, lòng chúng tôi như thắt lại.

Hùng phát hiện bệnh khi 7 tuổi. Trong một lần không may bị ngã chảy máu răng, máu ra nhiều mà không cầm nổi, chân đau không đi lại được, Hùng được gia đình đưa lên Bệnh viện Bạch Mai khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận em bị bệnh Hemophilia. Lúc đó, mẹ Hùng cũng gần tới ngày sinh em bé và theo lời bác sỹ, khi bé chào đời nguy cơ mắc bệnh giống Hùng là rất cao. Điều bất hạnh thêm một lần nữa đến với gia đình em khi kết quả xét nghiệm cho thấy, em Huy cũng bị bệnh máu khó đông.

Cũng kể từ đó, bệnh viện trở thành ngôi nhà thứ hai của hai anh em bởi gần như tháng nào cũng phải vào viện. Lần nào đi viện, hai anh em đều tự bắt xe lên Hà Nội. Không phải vì mẹ của hai em vô tâm không chăm sóc cho Hùng – Huy mà hoàn cảnh gia đình không cho phép cả ba mẹ con lên Hà Nội chăm nhau. Bố Hùng mất vì căn bệnh ung thư vòm họng năm 2005. Mẹ em từ đó một mình tần tảo sớm hôm với việc bán hàng rau lo tiền chữa trị cho hai anh em Hùng. Không có đủ tiền để cho con đi viện, người mẹ đã phải bán đi chiếc xe máy, cầm cố sổ đỏ ngôi nhà.

Để phụ mẹ, Hùng từng làm công nhân may tại một nhà máy, nhưng công việc quá nặng, sức khỏe không đảm bảo nên Hùng bị xuất huyết dạ dày. Em cũng đi học cắt tóc, nhưng đầu gối thường xuyên đau nhức khiến em không thể đứng được lâu. Đến giờ, Hùng vẫn chưa thể làm gì để vơi bớt đi gánh nặng trên vai mẹ. Tâm sự với chúng tôi, em Hùng chỉ có một ước mơ nhỏ bé là có một chiếc máy khâu để ở nhà có thể may vá, phụ giúp mẹ kiếm tiền nuôi em trai ăn học.

Phó TBT Trần Tuấn Linh trao tiền cho em Hùng MS 210. Ảnh: Tl

Phó TBT Trần Tuấn Linh trao tiền cho em Hùng MS 210. Ảnh: Tl

Hoàn cảnh thương tâm của anh em Huy – Hùng đã lay động độc giả. Chỉ một tuần đăng tải về bài viết, hai anh em nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Nhiều bạn đọc hảo tâm còn không quản ngại đường xa trực tiếp về nhà hai em ở Hải Dương. Gia đình đã nhận được hơn 80 triệu đồng. Số tiền này bao gồm các tổ chức, đoàn thể, cá nhân gửi đến trao trực tiếp và ủng hộ thông qua Báo GĐ&XH. Khi biết được ước nguyện của em, nhiều bạn đọc đã gọi điện trực tiếp mong tặng em chiếc máy khâu. Hùng đã nhận được 2 chiếc máy khâu bạn đọc trực tiếp mang về nhà tặng.

Vừa mới được vài tháng tuổi, cháu Lưu Thế Quyền ở xóm Trại Găng, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã sớm phải chịu đựng những thiệt thòi, những cơn đau đớn do bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia) hành hạ. Đã thế, cháu còn bị điếc bẩm sinh không nghe, không nói được, phản xạ kém. Vì vậy mà cháu càng dễ bị chấn thương gây chảy máu nhiều hơn, mà mỗi lần chảy máu lại không sao cầm được. Cũng kể từ đó, cuộc sống của bé là chuỗi tháng ngày dài nằm điều trị ở bệnh viện. Đến tiền mua một chiếc máy trợ thính để hỗ trợ việc nghe và học nói của con bố mẹ cháu cũng không sao lo nổi.

Khi nhận thông tin về hoàn cảnh của cháu Quyền, chúng tôi đã tìm gặp gia đình cháu. Ngay sau bài viết “Bé trai 3 tuổi dân tộc vừa câm điếc, vừa mắc bệnh “ưa chảy máu” được đăng tải, cháu Quyền đã nhận được nhiều quan tâm của bạn đọc với hy vọng mua cho cháu được máy trợ thính. Trân trọng hơn cả là V-Star Club (CLB Bóng đá của những anh em nghệ sỹ Hà Nội) khi được chuyên mục thông tin đã tổ chức một trận bóng quyên góp tiền cho cháu Lưu Thế Quyền. Kết thúc trận đấu, đã thu được hơn 20 triệu đồng. Số tiền từ trận đấu cùng tiền bạn đọc gửi về tòa soạn đã nhanh chóng được chuyển đến gia đình cháu. Ước nguyện có chiếc máy trợ thính cho cháu đã thành hiện thực.

“Nghe bác sỹ nói, để con nghe nói được cần phải có máy trợ thính và nhờ vậy việc điều trị của con cũng được tốt hơn. Dù rất muốn nhưng gia đình chưa dám nghĩ đến. Hàng tháng, lương hai vợ chồng cũng chẳng đủ tiêu, tiền điều trị cho con nhiều khi không biết xoay đâu. Nhờ mọi người, ước nguyện của gia đình đã thành hiện thực. Từ ngày có máy, cháu đã biết hơn nhiều. Gia đình xin cảm ơn rất nhiều sự quan tâm của mọi người”, anh Lưu Văn Hiền, bố của Quyền chia sẻ.

Cặp song sinh bé bỏng đang lớn khôn từng ngày

PV Cao Tuân trong lần trao tiền cho cặp song sinh dính liền MS 207. Ảnh: Tl

PV Cao Tuân trong lần trao tiền cho cặp song sinh dính liền MS 207. Ảnh: Tl

Cặp song sinh Trần Thảo Nguyên và Trần Thảo Quyên (thôn Bản Mẹt Ngoài, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, Lào Cai) là trường hợp gây nhiều thương cảm đặc biệt trên chuyên mục Vòng tay nhân ái. Ngày 7/7/2016, mẹ hai cháu là chị Triệu Thị Xuân (SN 1992) do bị sản giật nên đưa đi cấp cứu. Ngay lập tức, bác sỹ chỉ định mổ để cứu mẹ và 2 con.

Ca mổ thành công, hai bé gái song sinh chào đời cùng nặng 2,3 kg. Do sinh thiếu tháng, cặp song sinh được nuôi trong lồng kính, chị Xuân vẫn nằm lại ở phòng phẫu thuật. Tuy nhiên, sau ca mổ 4 tiếng, chị Xuân đã không thể qua khỏi. Cũng vì vậy mà đến giờ hai bé chưa một lần biết mùi sữa mẹ, phải ăn hoàn toàn sữa ngoài.

Anh Trần Văn Hùng, bố hai cháu bị bệnh hen nặng từ bé, người lúc nào cũng gầy gò, ốm yếu nhưng từ ngày mất vợ, đêm nào cũng ngồi thức canh cho hai con ngủ. Nhìn cảnh gà trống nuôi con vụng về về chăm sóc hai đứa con sơ sinh, bao người không cầm nổi nước mắt. Kinh tế khó khăn, cùng lúc nuôi hai bé song sinh phải dùng sữa ngoài hoàn toàn khiến việc nuôi nấng càng vất vả, tốn kém.

Ngay sau khi bài báo về hoàn cảnh của hai bé được đăng tải trên chuyên mục Vòng tay nhân ái với MS 207 “Xót xa cặp song sinh vừa chào đời đã mất mẹ”, bạn đọc ở khắp mọi miền Tổ quốc đã bày tỏ sự thương cảm trước hình ảnh người đàn ông vụng về hai tay chăm sóc hai đứa con sơ sinh. Để chia sẻ với hoàn cảnh éo le của bố con anh Hùng, rất nhiều tổ chức, cá nhân hảo tâm đã đến thăm, trao quà ủng hộ. Số tiền nhận theo gia đình tới giờ là gần 200 triệu đồng, gồm các tổ chức, đoàn thể, cá nhân gửi qua bưu điện, đến trao trực tiếp và ủng hộ thông qua Báo GĐ&XH. Ngoài ra, bố con anh Hùng cũng nhận được rất nhiều món quá như: Sữa, quần áo, đồ chơi do các nhà hảo tâm gửi.

“Hiện bé chị Trần Thảo Nguyên đã được 6,5 kg, còn bé em Trần Thảo Quyên nặng 5,5kg. Vừa rồi, do thời tiết thay đổi nên cháu hay quấy khóc nhưng giờ hai bé rất ngoan, chịu ăn chịu chơi rồi. Tôi cũng đón hai cháu ở nhà bà cô về để tiện chăm sóc. Chỉ ngày cuối tuần, nhà bà cô ở gần nhà lại vào đón cháu chăm đỡ”, bà nội Tạ Thị Thúy cho biết. Theo gia đình chia sẻ, có nhiều người thiết tha muốn nhận nuôi hai cháu. Có trường hợp ở bên nước ngoài muốn xin nhận nuôi một cháu, đến khi 18 tuổi sẽ để cháu về với gia đình ở Việt Nam nhưng gia đình không muốn. Dù việc nuôi nấng hai cháu có phần cơ cực nhưng gia đình sẽ cố gắng chăm sóc hai cháu.

Món quà của Bộ trưởng Bộ Y tế với em bé bất hạnh

1h 20 phút ngày 13/7/2016, có hai em bé chào đời tại BVĐK huyện Vị Xuyên, Hà Giang bị dính liền với nhau từ ngực đến bụng, chung dây rốn. Sau khi điều trị tích cực ở bệnh viện, các bác sỹ nhận thấy cần chuyển 2 cháu về Hà Nội để có hướng điều trị tốt hơn. Hoàn cảnh gia đình của hai cháu rất khó khăn, thậm chí không có đủ tiền để về Hà Nội. Chính vì thế, đích thân bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Chung, Phó Giám đốc Bệnh viện Vị Xuyên và nhóm y bác sĩ của bệnh viện đã đứng ra kêu gọi ủng hộ cho gia đình để có tiền chuyển tuyến cho hai cháu.

Ngay sau đó, với sự chung tay của chuyên mục Vòng tay nhân ái của Báo GĐ&XH và một số tờ báo khác, cặp song sinh đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tấm lòng hảo tâm. Ngay khi biết thông tin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có văn bản yêu cầu các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức tìm mọi cách để cứu sống hai bé, đồng thời hỗ trợ về kinh phí để ca mổ sớm được tiến hành. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng TS Lê Cảnh Nhạc – Tổng Biên tập Báo GĐ&XH đã trực tiếp vào Bệnh viện thăm và trao tặng 65 triệu đồng cho cặp song sinh dính liền. Gia đình cũng đã nhận ủng hộ trực tiếp tại Bệnh viện được 162.700.000 đồng.

Phương Thuận

Chế độ bồi dưỡng cho cán bộ tiếp công dân

Theo Thông tư 320/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 1/2, những người làm nhiệm vụ tiếp công dân , xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:

Cán bộ làm nhiệm vụ ở trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày/người nếu chưa được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề;

Cán bộ đang hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề được bồi dưỡng 80.000 đồng/ngày/người.

Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tại trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/ ngày/người.

Phạt đến 10 triệu đồng nếu chở hàng hóa không che chắn

Nghị định 155/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định từ 1/2, mức phạt với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường là từ 7 triệu đến 10 triệu đồng. So với quy định cũ, mức xử phạt tăng từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.

Ngoài ra, mức phạt với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, cũng tăng mạnh so với quy định hiện hành (từ 5 triệu đến 8 triệu đồng).

Cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 07/2017 quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Từ 1/2, người nước ngoài muốn có thị thực điện tử sẽ thực hiện theo các bước sau:

Khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử, tải ảnh và mẫu nhân thân hộ chiếu; nhận mã hồ sơ điện tử và nộp phí vào tài khoản quy định.

Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) sẽ trả lời người dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban thanh tra nhân dân cấp xã

Nghị định 159 của Chính phủ hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân có hiệu lực từ 1/2 quy định cấp Trưởng Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn được giao các nhiệm vụ, quyền hạn triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban; phân công nhiệm vụ cho thành viên; đại diện cho Ban trong mối quan hệ với Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, Chủ tịch UBND, Thường trực HĐND cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan; được mời tham dự các cuộc họp của HĐND, UBND xã, phường, thị trấn có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban; tham dự các cuộc họp của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn có nội dung có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban.

Những trường hợp được miễn phí cấp thẻ căn cước công dân

Thông tư 331/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 10/2 quy định 3 trường hợp không phải nộp lệ phí cấp thẻ căn cước công dân gồm:

Cấp thẻ căn cước công dân lần đầu; đổi thẻ căn cước khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Ngoài ra, Thông tư này cũng sửa đổi quy định người nộp lệ phí là công dân Việt Nam "từ đủ 14 tuổi trở lên" thay vì "từ đủ 16 tuổi trở lên khi làm thủ tục cấp mới, đổi, cấp lại thẻ" như trước đây.

Theo Bá Đô

VnExpress

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Có lẽ đa số mọi người khi mua quần áo đều rất ít để ý đến chiếc nhãn mác nhỏ trên áo quần của mình, bởi thông thường đó là chỗ để nhà sản xuất in cỡ áo quần, hãng sản xuất và nhắc nhở bạn cách dùng chúng như thế nào. Chẳng hạn như: không giặt bằng máy, không giặt chung với quần áo màu, không để ở nhiệt độ quá cao...

Thế nhưng có những nhà sản xuất "bá đạo" đã biến những lời nhắc đó thành nhưng câu hài hước, khiến khách hàng phải bật cười khi đọc những dòng chữ đó.

1. Hàng đã được thử nghiệm trên động vật. Và chúng đều không vừa.

1. "Hàng đã được thử nghiệm trên động vật. Và chúng đều không vừa".

2. Hướng dẫn sử dụng: Đắp chăn lên người và uống cô ca cùng với kẹo dẻo marshmallow.

2. "Hướng dẫn sử dụng: Đắp chăn lên người và uống cô ca cùng với kẹo dẻo marshmallow".

3. Không ngờ bạn có thể tìm thấy cái mác này đấy!

3. Không ngờ bạn có thể tìm thấy cái mác này đấy!

4. Trên đây là hướng dẫn, nếu bạn không hiểu có thể đưa nó cho mẹ bạn, bà ấy sẽ biết cách xử lý nó.

4. Trên đây là hướng dẫn, nếu bạn không hiểu có thể đưa nó cho mẹ bạn, bà ấy sẽ biết cách xử lý nó.

5. Để có kết quả tốt nhất: Cho vào máy giặt với nước lạnh, vắt khô ở mức nhẹ và không được là sản phẩm này. Muốn có kết quả xấu nhất? Hãy vứt xuống một hố bùn đằng sau bánh xe, phơi khô trên nóc nhà.

5. Để có kết quả tốt nhất: Cho vào máy giặt với nước lạnh, vắt khô ở mức nhẹ và không được là sản phẩm này. Muốn có kết quả xấu nhất? Hãy vứt xuống một hố bùn đằng sau bánh xe, phơi khô trên nóc nhà.

6. Hãy mặc tôi vào buổi hẹn hò đầu tiên với nàng, bạn sẽ trông rất bảnh đấy.

6. Hãy mặc tôi vào buổi hẹn hò đầu tiên với nàng, bạn sẽ trông rất bảnh đấy.

7. 100% Giáng Sinh. Cứ thong thả. Thư giãn đi. Ăn, uống no say và cứ vui vẻ lên. Đừng kiêng cữ. Và cười lên nào.

7. 100% Giáng Sinh. Cứ thong thả. Thư giãn đi. Ăn, uống no say và cứ vui vẻ lên. Đừng kiêng cữ. Và cười lên nào.

8. Sản xuất... trên Trái Đất. Lẽ nào lại có thứ sản xuất ở hành tinh khác nữa sao?

8. Sản xuất... trên Trái Đất. Lẽ nào lại có thứ sản xuất ở hành tinh khác nữa sao?

9. Giặt khi bẩn. Không phải quá hiển nhiên sao?

9. "Giặt khi bẩn". Không phải quá hiển nhiên sao?

10. Không mặc thứ này để đi đấu vật sumo. Nhà sản xuất hài hước ghê.

10. "Không mặc thứ này để đi đấu vật sumo". Nhà sản xuất hài hước ghê.

11. Chỉ giặt nước lạnh, không được vắt khô bằng máy, không là, và... không được tát gấu trúc?

11. Chỉ giặt nước lạnh, không được vắt khô bằng máy, không là, và... không được tát gấu trúc?

12. Hàng có thể giặt bởi cả nam lẫn nữ. Đúng là thời đại nam nữ bình đẳng có khác.

12. Hàng có thể giặt bởi cả nam lẫn nữ. Đúng là thời đại nam nữ bình đẳng có khác.

13. Cảnh báo: Chiếc quần này có thể gây hại cho cậu nhỏ của bạn. Đọc dòng chữ này xong không biết có chàng trai nào dám mặc không?

13. Cảnh báo: Chiếc quần này có thể gây hại cho "cậu nhỏ" của bạn. Đọc dòng chữ này xong không biết có chàng trai nào dám mặc không?

14. Cỡ XL, hãy thử một chiếc nhỏ hơn đi nào, sẽ vui lắm đấy.

14. Cỡ XL, hãy thử một chiếc nhỏ hơn đi nào, sẽ vui lắm đấy.

15. Trên: Phân kangaroo, dưới: Dù tôi có giải thích thì bạn cũng không hiểu đâu.

15. Trên: "Phân kangaroo", dưới: "Dù tôi có giải thích thì bạn cũng không hiểu đâu".

16. Hàng được sản xuất với tình yêu của những cô gái tóc vàng cực kỳ xinh đẹp.

16. Hàng được sản xuất với tình yêu của những cô gái tóc vàng cực kỳ xinh đẹp.

17. Đừng rời khỏi nhà mà quên mặc quần con, hiểu phong cách của mình và giặt sau khi sử dụng. Nhà sản xuất có tâm nhất quả đất đây rồi.

17. Đừng rời khỏi nhà mà quên mặc quần con, hiểu phong cách của mình và giặt sau khi sử dụng. Nhà sản xuất "có tâm" nhất quả đất đây rồi.

Theo Afamily/Bright Side, Bored Panda

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget