Huyện Chương Mỹ (Hà Nội): Dân khổ sở vì nạn khai thác đất ở Núi Bé

Xe tải chở đất từ mỏ mang đi tiêu thụ. Ảnh: Hà Thiều

Xe tải chở đất từ mỏ mang đi tiêu thụ. Ảnh: Hà Thiều

Các xe tải chở đất khai thác trái phép quần thảo ngày đêm khiến các tuyến đường dân sinh ở đây bị cày nát, bụi bặm. Trao đổi với PV, người dân cho biết, hoạt động khai thác đất tại Núi Bé diễn ra từ nhiều tháng nay. Hậu quả là đường dân sinh của người dân bị cày nát. Nắng thì bụi, mưa thì lầy lội do đất vương xuống đường.

Bám theo các xe chở đất chạy ra từ địa điểm khai thác, chúng tôi ghi nhận các xe chở đất này sau khi vượt qua chặng đường khoảng hơn 6km đã chui vào một nhà máy gốm xây dựng đóng trên địa bàn. Nhà máy này đang có hoạt động san lấp nền để xây dựng kho bãi.

Làm việc với chúng tôi, ông Hoàng Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến thừa nhận có tình trạng khai thác đất trên. Ông Vĩnh cũng xác nhận việc khai thác là trái phép. UBND xã Nam Phương Tiến đã từng kiến nghị cấp trên xử phạt hành chính đối với vụ việc này nhưng sau khi xử phạt thì đâu vẫn đóng đó. Ông Vĩnh cho biết, phía cơ quan môi trường cho rằng đất đấy không phải là khoáng sản nên xã chỉ xử phạt hành chính thôi.

Trước thực trạng trên, UBND xã Phương Tiến đã nhiều lần có báo cáo UBND huyện Chương Mỹ nhưng không hiểu sao hoạt động khai thác đất trái phép vẫn diễn ra.

Luật sư Ngụy Thành Thắng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, đây là hành vi trái pháp luật. Theo đó, tại Chương VI (Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Khoáng sản nêu rõ: Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các khoáng sản có thành phần, tính chất cơ lý, cấu tạo, màu sắc hoặc tính chất khác không đạt yêu cầu làm nguyên liệu để chế biến, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo tiêu chuẩn Việt Nam. Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đã quy định đất để san lấp là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Biểu Thuế kèm theo Nghị định 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế Tài nguyên (sửa đổi) đã ghi rõ: Đất san lấp, xây đắp công trình thuộc khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, chịu thuế suất 1% của giá bán tại nơi khai thác. “Như vậy, qua quy định của Luật Khoáng sản và các Nghị định trên cho thấy: Đất để san lấp là khoáng sản thuộc khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nếu tổ chức, cá nhân muốn khai thác thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác đất để san lấp công trình. Hoạt động khai thác không được cấp phép là trái pháp luật và cần phải xử lý nghiêm”, luật sư Thắng nhận định.

Lãnh đạo UBND xã Phương Tiến cũng mong muốn dư luận lên án mạnh mẽ hành vi khai thác đất trái phép này để cơ quan hữu trách vào cuộc xử lý kiên quyết vụ việc.

Hà Châu

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget