À, quả cà chua và “cô bé” có cùng chung 1 độ pH.
Vậy pH là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sức khỏe sinh sản phụ nữ?
Khái niệm pH – ký ức thời trung học
Nhắc đến pH, chắc hẳn các bạn sẽ hồi tưởng những kỷ niệm khó quên về môn hóa học với ống nghiệm, giấy quỳ, và rất nhiều phản ứng màu sắc khác nhau.
Trong đó, theo định nghĩa, pH là thang đo độ acid hoặc kiềm của 1 dung dịch, với chỉ số từ 0-6 là acid, 7 là trung tính và 8-14 là kiềm.
Như vậy, dịch tiết âm đạo người phụ nữ có pH nằm trong khoảng acid từ 3.8 – 4.5
pH âm đạo có từ đâu và giữ vai trò gì?
Trong dịch tiết âm đạo người phụ nữ có chứa thành phần acid tự nhiên là acid lactic, được tạo ra từ các tế bào âm đạo và hệ vi khuẩn tốt sinh sống ở đây. Acid lactic có vai trò giữ pH âm đạo ổn định ở khoảng 3,8 – 4,5, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại như Gardnerella Vaginalis, Ureaplasma sp...
Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng những triệu chứng về mùi hôi và dịch tiết bất thường của viêm âm đạo làm người phụ nữ cảm thấy lúng túng và mất tự tin.
Phải làm gì khi phát hiện các triệu chứng do pH thay đổi?
Khi phát hiện những triệu chứng về mùi hôi và khí hư bất thường, các bạn nên đi khám ở phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện gần nhất. Nếu viêm âm đạo được chẩn đoán, thuốc kháng sinh và kháng nấm được chỉ định sử dụng để tiêu diệt những “kẻ xâm lấn”.
Tuy nhiên, kháng sinh hoặc kháng nấm cũng có thể là “con dao hai lưỡi”. Việc lạm dụng các viên đặt đa kháng sinh và kháng nấm làm tổn hại đến các vi khuẩn có lợi và hủy hoại sự cân bằng tự nhiên của pH âm đạo, dẫn đến tái phát viêm nhiễm.
Như trường hợp chị Nguyễn Thị M. (26 tuổi, quê An Giang) hoang mang vì đây là lần thứ 3 trong 3 tháng qua chị phải đi khám vì có biểu hiện khí hư và mùi hôi khó chịu của viêm âm đạo. Mặc dù đã điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh tái phát vẫn không thuyên giảm.
Nỗi lo lắng của chị M. không phải là hiếm gặp. Trên thực tế, 70% bệnh nhân có nguy cơ tái nhiễm trong 1 năm sau điều trị, đặc biệt khi pH không được cân bằng tốt. Sự đeo bám dai dẵng này không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, tăng cao chi phí điều trị và nguy hiểm hơn, có thể làm tổn thương đến khả năng sinh sản của người phụ nữ về sau.
Vì vậy, hiện nay, các bác sĩ sản phụ khoa ngày càng chú trọng việc cải tạo môi trường và khôi phục pH âm đạo sau điều trị như một biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế tình trạng tái nhiễm.
Khôi phục pH cho “cô bé” bằng cách nào?
Để cân bằng pH từ bên trong, các bác sĩ khuyên dùng gel đặt chứa acid lactic mỗi ngày trước khi đi ngủ, duy trì trong 1 tuần sau khi điều trị với thuốc đặt âm đạo chứa kháng sinh và kháng nấm. Đây là dạng gel đặt với thành phần acid lactic, giúp nhanh chóng đưa âm đạo về pH sinh lý, cân bằng lại hệ vi khuẩn và hạn chế tái phát.
Ngoài ra, do máu và tinh trùng có pH kiềm nên phụ nữ sau khi hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục rất dễ rối loạn pH, dẫn đến mùi hôi và khí hư bất thường. Ở các thời điểm nhạy cảm này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng gel đặt bổ sung acid lactic từ 2 – 3 ngày để cân bằng pH và hạn chế các triệu chứng viêm nhiễm phiền toái.
Cũng cần lưu ý phân biệt gel đặt bổ sung acid lactic và các dung dịch vệ sinh chứa acid lactic. Các dung dịch vệ sinh chỉ có tác dụng làm sạch bên ngoài, không được dùng để thụt rửa sâu bên trong vì làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong khi đó, gel đặt bổ sung acid lactic giúp bổ sung acid lactic từ bên trong, nhẹ nhàng với “cô bé” và mang đến hiệu quả bảo vệ lâu dài.
Hiện nay trên thị trường, gel đặt bổ sung acid lactic có tên thương mại là Relactagel, được thiết kế chuyên biệt dạng tuýp giúp đưa thành phần acid tự nhiên vào sâu bên trong âm đạo, ổn định độ pH “cà chua” của “cô bé”, nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt và chặn đứng những lần tái phát “không mời mà đến” của viêm âm đạo.
Chuyên gia Vương Quốc Vũ
Đăng nhận xét