1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Ảnh minh họa
Không phải hoạt động thể chất nhiều nhưng bạn vẫn có cảm giác mệt mỏi. Hoặc cả khi nghỉ ngơi mà cơ thể vẫn có những triệu chứng như uể oải, các cơ vận động kém thì nguyên nhân có thể do cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt.
2. Bàn tay và bàn chân bị lạnh
Nếu bạn cẩn thận giữ ấm những bộ phận trên mà chúng vẫn lạnh toát thì cần phải chú ý ngay. Đây có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh nào đó đặc biệt là thiếu máu. Khi đó, đừng quên bổ sung ngay sắt cho cơ thể bằng cách nạp các thực phẩm như: sò, ngao, hàu, trứng, cải bó xôi,..
3. Móng tay giòn dễ gãy
Khi cơ thể thiếu các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt, móng tay của bạn sẽ có hiện tường giòn và dễ gãy hơn. Theo dõi tình trạng móng tay và chăm sóc chúng thường xuyên cũng giúp bạn sớm nhận biết được cơ thể có thiếu dinh dưỡng hay không. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng móng tay yếu và dễ gãy thì chắc hẳn cơ thể đang cần bổ sung thêm sắt.
4. Tim đập nhanh và khó thở
Thiếu sắt gây ra tình trạng thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tim. Lúc này, nhịp tim sẽ tăng, đập nhanh và có thể kèm theo tức ngực do tình trạng thiếu oxy trong máu.
Bạn cũng có thể nhận thấy biểu hiện khó thở khi leo cầu thang hay đi bộ trong thời gian ngắn. Khi đó, bạn hãy cân bằng lại chế độ ăn và thường xuyên luyện tập để có một sức khỏe tốt hơn.
5. Ngứa và thường có cảm giác kiến bò ở chân
Một trong những dấu hiệu dễ gặp phải khi cơ thể thiếu máu đó chính là "hội chứng chân không yên". Khi lượng sắt không được cung cấp đủ cho cơ thể sẽ gây ngứa hoặc cảm giác bị kiến bò ở chân hay mông. Cảm giác này sẽ duy trì thường xuyên khiến bạn có cảm giác khó chịu và không biết được nguyên nhân.
6. Xanh xao
Đó là lý do khiến từ “xanh xao” thường được dùng với nghĩa “ốm yếu”. Hemoglobin khiến máu có màu đỏ và nhờ đó mang lại làn da hồng hào. Điều này có nghĩa là lượng protein này thấp có thể “hút cạn” màu sắc ra khỏi làn da. Cho dù da bạn có tông màu gì, nếu bên trong môi, nước răng hoặc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn bình thường, thì thiếu sắt rất có thể là thủ phạm.
7. Đau đầu
Ảnh minh họa
Cơ thể bị thiếu sắt sẽ ưu tiên dành ôxy cho não trước khi lo ngại về các mô khác, nhưng ngay cả như vậy thì não vẫn không nhận được đủ ô xi ở mức tối ưu. Để đáp lại, các động mạch của não có thể sưng lên, gây đau đầu.
8. Rụng tóc
Thiếu sắt, nhất là khi tiến triển thành bệnh thiếu máu thiếu sắt toàn phát, có thể gây rụng tóc. Lý do là vì cơ thể phải dành ưu tiên ô xi cho những chức năng sống còn và tóc không nằm trong số đó. Tuy nhiên cũng đừng quá hoảng sợ khi thấy vài sợi tóc rụng. Mỗi ngày một người bình thường bị rụng mất khoảng 100 sợi tóc.
Ảnh mih họa
9. Lưỡi có dáng vẻ “kỳ lạ”
Ngoài việc khiến lưỡi nhợt màu, lượng sắt thấp có thể làm giảm myoglobin, một protein ở hồng cầu hỗ trợ cho sức khỏe của cơ, bao gồm cả các cơ ở lưỡi. Hậu quả là nhiều người bị thiếu sắt cũng than phiền về tình trạng viêm, loét và lưỡi “mềm nhũn” một cách kỳ lạ.
10. Thèm ăn đất sét, vữa tường và đá lạnh
Còn có tên là bệnh pica, việc thèm (và thực sự ăn) những thứ không phải thức ăn có thể là một dấu hiệu của thiếu sắt. Người bị thiếu sắt có thể rất vồ vập với những món kỳ lạ như phấn, đất sét, chất bẩn và giấy. Nhưng rất may là phần lớn phụ nữ bị thiếu sắt chọn ăn đá lạnh. Do đó những bệnh nhân có tiền sử thiếu máu cần đi khám lại ngay khi bắt đầu có dấu hiệu thèm ăn đá lạnh.
Những điều cần lưu ý:
- Khi có những dấu hiệu mệt mỏi hay thiếu máu không nên hiến máu hay tham gia các hoạt động mất nhiều sức.
- Nên bổ sung các nhóm thực phẩm chứa sắt như: động vật thân mềm, các loại hạt độ, hạt bí, trứng, thịt,..
- Trong giai đoạn nguyệt san cần cung cấp nhiều thực phẩm chứa sắt để tránh các dấu hiệu mệt mỏi do thiếu máu.
- Nếu dùng thuốc hỗ trỡ cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phạm Hậu (th)
Đăng nhận xét