Không ăn cơm trưa quá vội vàng
Cho dù buổi trưa có vội vã, tuy nhiên bạn cũng không nên ăn uống vội vã, dẫn đến ăn cơm rất nhanh mà không nhai. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày.
Khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Bởi miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza.
Nếu chúng ta nhận tinh bột từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân hủy và được nuốt xuống mà không cần nhai. Các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.
Việc nhai kỹ cơm của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hóa vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.
Không lạm dụng ăn nhiều cơm rang
Để phục vụ bữa trưa, nhiều quán cơm trên hè phố mọc lên rất nhiều những quán cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng ăn cơm rang.
Bởi, ngoài sử dụng cơm nguội không rõ nguồn gốc, sử dụng cơm nguội lâu ngày hay không khó mà kiểm chứng được, ăn cơm rang tại tiệm nguy cơ xảy ra ngộ độc cao là hoàn toàn có cơ sở.
Chưa kể, cơm rang cùng dầu mỡ có thể gây những triệu chứng khó tiêu cho người sử dụng.
Không ăn cơm nguội mà không được quay nóng đồ ăn bằng lò vi sóng
Trước khi ăn trưa, nếu bạn mang đồ ăn nóng tới công sở, bạn nên bỏ chút thời gian quay nóng đồ ăn bằng lò vi sóng. Nhưng cần nhớ đóng kín nắp khi đun nóng đồ ăn, giữ chất và tránh đồ ăn bị khô cứng kém ngon miệng.
Việc đun nóng bằng lò vi sóng giúp đồ ăn được nóng, tránh bị lạnh bụng hay khó tiêu hóa. Tuyệt đối không mang theo đồ ăn thừa của ngày hôm trước đi làm, bởi qua đêm thức ăn đã biến chất một phần hoặc hoàn toàn, không tốt cho sức khỏe.
Với món thịt nên chọn ít mỡ, nạc nhiều hơn. Bởi khi ăn đồ để cả buổi sáng, nếu nhiều mỡ sẽ ngấy và khi đun nóng sẽ tiết ra nhiều mỡ làm tăng cảm giác ngán khi ăn cơm.
Món rau nên chọn các loại thân củ như nấm, củ cải, cà chua..không nên cho quá nhiều rau xanh.
Không ăn trưa nếu bữa ăn không giàu đạm
Vào buổi trưa, bạn nên chuẩn bị cho bữa trưa của bạn những thực phẩm giàu đạm để tăng cường năng lượng cho giờ làm vệc buổi chiều. Điều này giúp chống lại những cơn đói hành hạ, giảm sự mệt mỏi cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng, ví dụ như các món ăn chế biến từ gạo, thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành....
Tuy nhiên cũng lưu ý là bạn nên đưa lượng chất đạm vào cơ thể theo tỉ lệ cân đối: 50 % chất đạm có nguồn gốc động vật (thịt, cá, tôm cua, trứng, sữa bò, sữa dê...) và 50 % chất đạm có nguồn gốc thực vật (sữa đậu nành, rau, lạc, đậu đỗ các loại).
Ngoài ra, sau bữa ăn, bạn nên ăn cốc sữa chua sẽ rất tốt cho sức khỏe. Sữa chua giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mang lại cho bạn một cơ thể và vóc dáng khoẻ mạnh suốt cả ngày.
Theo Người đưa tin
Đăng nhận xét