Tiền xu 200 đồng trong thực quản bé trai 5 tuổi

Ngày 17/4, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhi Phạm Bảo Nam, 5 tuổi, trú tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nhập viện trong tình trạng nuốt vướng, nuốt đau, nôn nhiều...

Sau khi các bác sỹ thăm khám và làm cận lâm sàng thấy trong thực quản trẻ có hình ảnh cản quan 1 dị vật hình tròn.

Gia đình trẻ cho biết, trước khi nhập viện, trẻ nghịch đã nuốt 1 đồng xu vào miệng, gia đình phát hiện đã đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

BS Nguyễn Bắc Hải, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Bệnh nhi Phạm Bảo Nam đã được kíp nội soi gắp thành công 1 đồng xu 200 đồng ra khỏi thực quản. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhi ổn định, đã ăn uống tốt và sẽ sớm được xuất viện.

 Bác sỹ Nguyễn Bắc Hải, thăm khám cho bệnh nhi Nguyễn Bảo Nam

Bác sỹ Nguyễn Bắc Hải, thăm khám cho bệnh nhi Nguyễn Bảo Nam

Tình trạng trẻ hóc, nuốt dị vật không phải là hiếm. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn nghĩ, trẻ nuốt phải đồng xu, dị vật… thì khi con đi cầu đồng xu sẽ theo đó trôi ra ngoài. Trong khi đó, nếu để lâu đồng xu, dị vật sẽ bị gỉ sét gây nguy hiểm cho bé.

Các bác sĩ cảnh báo, người lớn khi phát hiện con nuốt dị vật nên mau chóng đưa con đi điều trị không nên chủ quan ảnh hưởng tới sức khỏe bé.

Một tình huống khác thường gặp phải khi chăm con nhỏ là trẻ mắc dị vật đường thở. Theo các bác sĩ, dị vật đường thở thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Khi bị dị vật đường thở, trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên lên cơn ho sặc sụa, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, thậm chí tiểu và đại tiện ra quần.

Dị vật vào thanh quản gây khó thở, khàn tiếng, ho, thở rít... do đường thở bị bít tắc. Dị vật vào khí quản (thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản) gây khó thở từng cơn; vào phế quản thì làm cho khó thở. Triệu chứng giống như viêm phế quản hay viêm phổi nên dễ chẩn đoán nhầm. Một số trường hợp dị vật quá lớn làm bé ngạt thở và tử vong tức thì.

Để phòng dị vật đường thở, cha mẹ cần chú ý nên đặt trẻ trong tư thế ngồi khi cho bú và không được để trẻ nằm ôm bình bú một mình. Không được dỗ trẻ đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng, sẽ gây sặc. Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, vật nhỏ dễ bỏ vào miệng ngậm.

Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì trong miệng. Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như hạt lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa…

Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây hóc, người lớn không nên hoảng hốt, la hét, mắng vì sẽ khiến trẻ sợ hãi dễ bị hóc hơn; không để trẻ vừa ăn vừa chơi. Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, gia đình cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Thanh Yến - T.Nguyên

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget