Trẻ hiếu động đùa nghịch – giun lợi dụng tấn công
Cu Tin nhà tôi là học sinh lớp 1. Tính cháu rất hiếu động, không bao giờ chịu ngồi yên. Ngày nào đi học về quần áo cũng lấm lem. Giặt giũ thì không ngại, chỉ sợ cháu chơi mấy trò nguy hiểm gây chấn thương, chảy máu… nên mới gặng hỏi để nhắc nhở khéo. Hỏi ra thì biết cháu chơi bắn bi với bạn vào giờ ra chơi.
Dù các trò chơi như bắn bi, nhảy dây, đá cầu… không gây chấn thương, nhưng tôi vẫn lo con mình không giữ được vệ sinh chân tay khi chơi cùng với bạn. Mà theo những gì tôi biết được, vệ sinh tay chân không sạch là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhiễm giun. Do đó, tôi đã nhắc nhở cháu cần vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi tham gia các trò chơi có tiếp xúc với đất, cát như bắn bi, đá cầu,.. Nhắc chưa được bao nhiêu lần thì cu Tin đã có hiện tượng mệt mỏi, lười vận động, lười ôn bài.
Hồi đầu tôi tưởng cháu dỗi vì mẹ không cho chơi bắn bi nữa, nhưng theo dõi thì tôi thấy đúng là sức khỏe cháu không được tốt. Đêm ngủ thì thường xuyên gãi hậu môn đến nỗi chỗ ấy sưng tấy lên. Ban ngày thì chán ăn, có khi ăn không tiêu, thậm chí có lúc còn buồn nôn. Nhìn tội nghiệp lắm! Đã vậy da dẻ còn xanh xao, nhợt nhạt. Những hôm sau, cháu còn có triệu chứng sốt và khóc rấm rứt. Chị hàng xóm làm y tá khuyên vợ chồng nên đưa cháu vào bệnh viện để kiểm tra, chứ đừng đoán già đoán non rồi bệnh nặng hơn thì khổ.
Đưa cháu vào bệnh viện khám thì bác sỹ cho biết cu Tin bị nhiễm giun đường ruột! Vốn mình đã lo và phòng ngừa rồi, nào ngờ… có chạy đằng trời cũng không thoát được giun chỉ vì con quên rửa tay sau khi chơi đùa với bạn bè hay nghịch bẩn... Nếu lúc đó tôi để ý và nhắc con sớm hơn, chắc đã không như vậy! Tôi tự trách mình lắm, nhưng may là bác sỹ nói hiện nay ngoài những biện pháp phòng ngừa “căn bản”, thì y học còn có thêm biện pháp khác giúp chủ động phòng ngừa nhiễm giun đường ruột rất hữu hiệu.
TS.BS Lê Văn Nhân đang tuyên truyền tại hội thảo huấn luyện: “Tẩy Giun Học Đường” cho thầy cô tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM
Chủ động phòng ngừa nhiễm giun ngay từ ban đầu
Ngoài những biện pháp phòng ngừa nhiễm giun “căn bản” cần được áp dụng như: luôn vệ sinh chân tay sạch sẽ cho con; không cho con tiếp xúc với đất cát, bụi bẩn; không cho con ăn các loại thực phẩm: thịt tái, rau sống, các loại ốc,…; thì các mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ và cả gia đình 2 lần mỗi năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Không chỉ cho tôi những thông tin hữu ích này, bác sỹ còn không quên nhắc tôi và cu Tin nhớ một con số mà cu Tin cứ hay gọi là thần chú 6116. Thật ra, đây là cách nhắc chúng ta hãy nhớ tẩy giun 1 năm 2 lần, và để dễ nhớ thì cứ lấy cột mốc 06/01 và 01/06 (Quốc tế thiếu nhi). Chuyện đã qua gần 5 tháng rồi mà cu Tin vẫn không quên, cháu cứ bảo: “Quốc tế thiếu nhi, mẹ đừng quên tẩy giun cho con nha!”. Thấy cháu ý thức được việc này, tôi an tâm lắm.
Thầy cô hào hứng tham gia trả lời câu hỏi về tác hại của nhiễm giun
Trong tháng 3 và 4 năm 2017, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương triển khai chương trình Tẩy giun học đường nhằm tuyên truyền cho 680 cán bộ y tế thuộc các trường tiểu học trên địa bàn Tp.HCM, Hà Nội, Bình Dương. Ngoài ra, chương trình cũng đang được triển khai ở 17 trường tiểu học. Dự kiến đợt này có khoảng 17,000 trẻ em được tiếp cận thông tin về tầm quan trọng của việc định kỳ tẩy giun ít nhất 2 lần trong năm.
PV
Đăng nhận xét