Gia đình đưa cháu Quỳnh đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kíp mổ là Bác sĩ Thái Văn Bình – Trưởng khoa và 2 phẫu thuật viên là bác sĩ Lê Huy Dũng - bác sĩ Nguyễn Văn Thưởng đã xác định đây là một ca phẫu thuật khó, vì dị vật bị che bở cơ đùi nên khó khăn trong việc xác định vị trí dị vật để mổ. Do vậy, ê kíp đã tiến hành họp hội chẩn liên khoa cùng các bác sỹ ở khoa Chẩn đoán hình ảnh và Hồi sức cấp cứu phẫu thuật cho cháu Quỳnh lấy dị vật đạn bi bằng phương pháp hiện đại trên màn tăng sáng C-ARM.
Viên đạn bi được xác định bằng phương pháp mới áp dụng tại BV
Sau 30 phút phẫu thuật, viên đạn đầu bi dã được đưa ra khỏi đùi của cháu Quỳnh, vết đạn đi xuyên từ đùi ngoài vào tận phía trong đùi phải cách khoảng 4cm. Hiện sức khỏe cháu Quỳnh đã ổn định, ăn uống bình thường, tinh thần tỉnh táo.
Viên đạn sau khi được gắp ra
Bác sĩ Thái Văn Bình – Trưởng kíp mổ cho biết: chúng tôi sử dụng đến màn hình tăng sáng C-ARM vì đây là một ca khó định vị dị vật. Phương pháp hỗ trợ này giúp chúng tôi thấy được dị vật cản quang, nó định vị cho bác sĩ thấy chỗ dị vật nằm ở ở vị trí đã xác định trong cơ thể. Phương pháp này rút ngắn thời gian mổ rất nhiều, chỉ tầm từ 20 – 30 phút. Trường hợp cháu Quỳnh là bệnh nhi thứ 3 mà khoa Chấn thương – Chỉnh hình sử dụng đến phương pháp mới này.
Qua tai nạn trên, bác sĩ Thái Văn Bình khuyến cáo: Người lớn tuyệt đối không sử dụng súng tự chế, đạn ná hoặc để các vật dụng trên trong tầm với của trẻ em. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần định hướng cho trẻ chơi các trò chơi lành mạnh, tránh xa các trò chơi nguy hiểm, nhất là các trò chơi súng đạn bắn bi hoặc súng tự chế. Nếu chẳng may gặp phải các tai nạn do súng đạn tự chế, đạn hỏa khí, dị vật... người nhà cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.
Theo Thúy Hiền/Sức khỏe và ĐS
Đăng nhận xét