Từ vụ cô gái có 2 bộ phận sinh dục, chuyên gia nói về trường hợp trẻ có hai "của quý"

Mới đây, Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiến hành phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ (24 tuổi) có hai bộ phận sinh dục của cả nam và nữ.

Được biết, bệnh nhân là nữ giới nhưng lại có cả cơ quan sinh dục nam. Khi cô còn nhỏ, người thân nhận thấy bộ phận sinh dục lớn hơn những đứa trẻ sơ sinh khác nhưng khuôn mặt và hình dáng bên ngoài đúng là một bé gái nên cũng không bận tâm.

Khi lớn lên, tuy có kinh nguyệt đều đặn nhưng bộ phận sinh dục nam trên cơ thể ngày càng phát triển nên cô rất mặc cảm và tự ti.

Qua kiểm tra, xét nghiệm, bệnh nhân có đầy đủ cơ quan sinh dục của nữ như buồng trứng trái đúng vị trí (không thấy buồng trứng phải), tử cung hoàn chỉnh và bình thường, có màng trinh, âm đạo. Hai thận bình thường nhưng bên ngoài cơ thể lại có cả âm vật và cả dương vật có chiều dài 4 cm.

Đồng thời, vùng xương mu bên phải cách vùng dương vật 5 cm có tồn tại cấu trúc tròn di động giống như tinh hoàn. Dựa trên các yếu tố khẳng định giới tính bệnh nhân là nữ, bệnh viện tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục nam và chỉnh hình cơ quan sinh dục nữ cho bệnh nhân.

Cô gái này đã được phẫu thuật thành công và có thể sẽ được sinh hoạt, làm mẹ như một người phụ nữ bình thường.

 Các bác sĩ phẫu thuật thành công cho cô gái 24 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ phẫu thuật thành công cho cô gái 24 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tuy nhiên, các phụ huynh nếu có con gặp phải trường hợp tương tự thì cần phải lưu ý những điều gì? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà – Hà Nội) về vấn đề này.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, lý giải về trường hợp hiếm gặp của bệnh nhân trên, bà Dung cho biết:

Những dị tật bẩm sinh của con người do gen di truyền có thể mang rất nhiều hình thái khác nhau và được tổng hợp thành một số hội chứng điển hình. Nhưng trường hợp của cô gái này không phải hoàn toàn là điển hình.

"Những trường hợp này vẫn có xảy ra, là một dị tật bẩm sinh từ khi hình thành tổ chức của cơ thể, quá trình phân chia bộ phận giới tính bị lỗi. Trường hợp người phụ nữ có cả bộ phận sinh dục y như đàn ông cũng xảy ra nhiều rồi và bệnh nhân này có thể cũng gần như vậy.

Từ khi thụ thai thì giới tính của em bé đã được xác định chứ không phải đến vài tuần sau mới định hình, chỉ có điều là cần một thời gian sau đó để bộ phận sinh dục ngoài phát triển tương ứng với nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể xx hay xy đã quy định giới tính cho thai nhi từ lúc tinh trùng gặp trứng. Nếu các nhiễm sắc thể ghép bị lỗi thì có sẽ dẫn tới những vấn đề như vậy".

Theo bà Dung, trong cộng đồng người Việt thì những người mắc phải trường hợp như bệnh nhân trên tương đối ít.

Những trường hợp bị lỗi do sự sắp đặt của gen di truyền dẫn đến con người mắc phải khiếm khuyết. Có những người mang biểu hiện ra bên ngoài nhưng có người không biểu hiện mà vẫn mang rối loạn gây nên những bệnh di truyền khác.

Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả của phẫu thuật, bác sĩ Dung đánh giá: Việc cắt bỏ, tạo hình bộ phận sinh dục cho bệnh nhân cũng chưa hẳn là biện pháp hoàn hảo, bởi ví như bệnh nhân này thì riêng sự khiếm khuyết như vậy từ trước cũng có thể khiến cho bộ phận sinh dục nữ phát triển không hoàn chỉnh.

Việc chọn lựa cắt bỏ, giữ lại bộ phận sinh dục định hình giới tính trong các trường hợp này không thể tuân theo ý muốn chủ quan của bệnh nhân mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố là: Nhiễm sắc thể giới tính, cơ quan sinh dục bên trong, nội tiết tố quyết định giới tính của bệnh nhân.

Đặc biệt, bà Dung nhấn mạnh: Đối với một đứa trẻ được phát hiện mắc phải hoàn cảnh tương tự, phụ huynh cần phải ý nếu muốn phẫu thuật cho con và không phải cứ phát hiện thì vội vàng đưa con đi phẫu thuật ngay.

"Dù đứa trẻ được phát hiện sớm và giải quyết sớm nhưng việc phẫu thuật sẽ không hoàn toàn giải quyết được mọi khiếm khuyết nội tiết của bệnh nhân. Quyết định phẫu thuật hay không quan trọng ở chỗ mục đích cần thiết muốn giải quyết để làm gì.

Để người đó trở thành người đàn ông hay phụ nữ hoàn toàn thì phải phụ thuộc nội tiết và các vấn đề khác nữa. Đặc biệt, ít nhất khi trẻ đến tuổi dậy thì thì biểu hiện giới tính mới rõ rệt và phát triển đầy đủ, khi đó mới có thể đánh giá chuẩn xác để lựa chọn".

Nông Thuyết

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget